Cây sơn được liệt vào danh sách sinh vật có thể giết người, có nhiều ở tỉnh Phú Thọ (Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông..) và ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS-TS Đỗ Tất Lợi), cây sơn còn gọi là tất thụ (Trung Quốc), arbre à laque (Pháp). Tên khoa học Rhus succedanea Linné – Rhus vernicifera D. C. Cây sơn thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae.
|
Cây sơn. Ảnh: Kiến thức khoa học |
Cây nhỡ, lá kép long chim lẻ có 3-6 đôi lá chét. Lá chét mỏng nguyên nhẵn, phiến hình thuôn mũi mác, đầu nhọn, phần gốc không đều, mép nguyên. Hoa tập họp thành chùy đơn, nhẵn hoặc hơi có long, đài hợp, phía trên xẻ thành răng, tràng 3, nhị 5, quả bạch hơi dẹt, không có long. Mùa hoa: tháng 4, mùa quả chính: tháng 11.
Cây sơn là một cây công nghiệp vì cho chất sơn. Người ta dùng dao con khía vào một nửa thân theo hình chữ V, khía từ phía dưới gốc lên. Cứ khía một phía cây cho tới 2,5m sẽ bắt đầu khía sang phía bên kia. Khía xong cắm ở góc nhọn chữ V một mảnh vỏ con trai (hến) để hứng nhựa. Ra ngoài trời, sơn sẽ sẫm màu và có một màng màu đen sẫm, không tan trong các dung môi thông thường, chịu tác dụng của axit và kềm do đó sơn là một chất rất quý có thể dùng trong nhiều công việc. Sơn ta không dẫn điện (hơn cả mica). Để khô tự nhiên chịu được nhiệt độ 410oC mà không bị hỏng. Sấy khô có thể chịu tới nhiệt độ 550oC.
Ngoài công dụng trên, cây sơn còn cho một vị thuốc mang tên can tất. Theo tài liệu cổ can tất có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng phá huyết, tiêu tích, táo thấp sát trùng, đốt lấy khói hớp vào cổ họng chữa hầu tê, thường dùng trị giun đũa, giun kim, phụ nữ đau bụng có hòn khối. Khi dùng nên giã nát sao chin, nếu dùng sơn sống sao khô cũng được.
Tuy nhiên, chất laccol trong cây sơn gây kích thích dị ứng mạnh đối với da. Nhiều người chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn thì đã bị lở sơn, khiến mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác bỏng rát, khó chịu.
Khi đã bị lở sơn, người ta giã lá khế đắp lên nơi lở.