Một số loại cây có độc nhưng vẫn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, người dùng nên chú ý, những loại cây có độc không dùng cho người có thể lực yếu. Khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc thì phải dừng ngay bởi chất độc có thể ngấm vào hệ thần kinh gây hại cho sức khỏe thậm chí là tử vong. Ảnh: Sumhevi.1. Cà độc dược. Cà độc dược dược là loại cây dại. Tuy là loại cây có tính độc nhưng Đông y vẫn lấy độc trị độc, dùng các bộ phận như hoa, lá của nó để chữa trị nhiều bệnh. Ảnh: Giadinh.Cà độc dược chữa viêm xoang. Dùng lá cà độc dược phơi cuốn nguyên cả lá lại như điếu thuốc rồi đốt lên dùng phễu đưa lên mũi hít khói hoặc xông vào đường họng. Lúc đầu thì thấy cay, khét khó chịu sau quen dần. Hít và xông ở mức độ chịu được thì thôi, không nên cố hít. Làm như thế trong vài tuần, tùy theo mức độ bệnh ngày hít hoặc xông 1 – 2 lần. Ảnh: Viemxoangmui.2. Cà gai leo chữa viêm. Dùng cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngoài ra cũng có thể dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan. Ảnh: Phununet.Giải rượu, ngộ độc rượu: 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Ảnh: Lamthenao.3. Hoàng nàn. Là loại cây mọc hoang ở những núi có đất đá vôi. Do có độc tính mạnh nên Hoàng nàn sống chỉ được dùng ngoài, Hoàng nàn dược liệu phải qua chế biến. Ảnh: DrbacsyChữa phong tê thấp. Dùng Hoàng nàn 600g, Hương phụ tử chế 160g, Thảo quả bỏ vỏ lấy hạt 20g, Đại hồi bỏ hạt 20g. Tán bột, uống sau khi ăn nửa giờ từ 2-3g với nước hoặc rượu. Ảnh minh họa.4. Cây bình bát. Theo Đông y, cây bình bát nước có vị chát, ở hạt và vỏ thân có độc nhẹ. Cây có tác dụng sát trùng, chữa bệnh ngoài da. Quả bình bát chín lại có thể hỗ trợ trị chứng thiếu máu hay chữa được bệnh khí hư, huyết trắng ở phụ nữ. Ảnh: Cây thuốc vn.Chữa tiêu chảy, chấy rận. Hạt bình bát có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nhưng độc nên thường chỉ dùng ngoài da. Người ta thường lấy hạt bình bát giã nát, nấu nước đặc rồi gội đầu để diệt chấy rận. Ảnh: Tybachthao. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Một số loại cây có độc nhưng vẫn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, người dùng nên chú ý, những loại cây có độc không dùng cho người có thể lực yếu. Khi dùng thấy có triệu chứng ngộ độc thì phải dừng ngay bởi chất độc có thể ngấm vào hệ thần kinh gây hại cho sức khỏe thậm chí là tử vong. Ảnh: Sumhevi.
1. Cà độc dược. Cà độc dược dược là loại cây dại. Tuy là loại cây có tính độc nhưng Đông y vẫn lấy độc trị độc, dùng các bộ phận như hoa, lá của nó để chữa trị nhiều bệnh. Ảnh: Giadinh.
Cà độc dược chữa viêm xoang. Dùng lá cà độc dược phơi cuốn nguyên cả lá lại như điếu thuốc rồi đốt lên dùng phễu đưa lên mũi hít khói hoặc xông vào đường họng. Lúc đầu thì thấy cay, khét khó chịu sau quen dần. Hít và xông ở mức độ chịu được thì thôi, không nên cố hít. Làm như thế trong vài tuần, tùy theo mức độ bệnh ngày hít hoặc xông 1 – 2 lần. Ảnh: Viemxoangmui.
2. Cà gai leo chữa viêm. Dùng cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngoài ra cũng có thể dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan. Ảnh: Phununet.
Giải rượu, ngộ độc rượu: 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Ảnh: Lamthenao.
3. Hoàng nàn. Là loại cây mọc hoang ở những núi có đất đá vôi. Do có độc tính mạnh nên Hoàng nàn sống chỉ được dùng ngoài, Hoàng nàn dược liệu phải qua chế biến. Ảnh: Drbacsy
Chữa phong tê thấp. Dùng Hoàng nàn 600g, Hương phụ tử chế 160g, Thảo quả bỏ vỏ lấy hạt 20g, Đại hồi bỏ hạt 20g. Tán bột, uống sau khi ăn nửa giờ từ 2-3g với nước hoặc rượu. Ảnh minh họa.
4. Cây bình bát. Theo Đông y, cây bình bát nước có vị chát, ở hạt và vỏ thân có độc nhẹ. Cây có tác dụng sát trùng, chữa bệnh ngoài da. Quả bình bát chín lại có thể hỗ trợ trị chứng thiếu máu hay chữa được bệnh khí hư, huyết trắng ở phụ nữ. Ảnh: Cây thuốc vn.
Chữa tiêu chảy, chấy rận. Hạt bình bát có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nhưng độc nên thường chỉ dùng ngoài da. Người ta thường lấy hạt bình bát giã nát, nấu nước đặc rồi gội đầu để diệt chấy rận. Ảnh: Tybachthao. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).