Bệnh cúm. Đây là bệnh hay gặp vào mùa thu mà bà bầu cần cảnh giác nhất vì mức độ nguy hiểm của nó. Cảm cúm dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa khô lạnh, lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bà bầu với sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh này nếu không không có sự phòng tránh cẩn thận. Với người bình thường, cảm cúm không gây nhiều nguy hiểm, nhưng nếu bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị cúm thì nguy cơ dị tật thai nhi vô cùng cao.Để phòng ngừa bệnh cúm, các mẹ nên tiêm phòng trước khi có bầu khoảng 3 tháng. Ngoài ra, các mẹ cần nâng cao sức đề kháng như ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh hay gặp vào mùa thu có thể khiến bà bầu khổ sở. Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên là gì để phòng tránh. Cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...Sốt phát ban. Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho các dịch bệnh có cơ hội bùng phát, trong đó có bệnh sốt phát ban. Theo thống kê những năm gần đây, trong những người đến khám sốt phát ban thì tỉ lệ phụ nữ mang thai chiếm đa số. Sốt phát ban nghe chừng rất đơn giản nhưng nguy cơ cho bà bầu thì rất lớn, phụ thuộc vào thời gian mà thai phụ mắc bệnh. Nó có thể gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu bất thường và gây dị dạng cho thai nhi.Để phòng tránh bệnh tốt nhất các mẹ nên chích ngừa trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh sạch sẽ… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.Bệnh hen phế quản. Hen phế quản là một trong những căn bệnh hay gặp vào mùa thu nguy hiểm với bà bầu. Bệnh này do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở.Trên thực tế, khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh hen phế quản ở bà bầu nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu oxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng...Đau họng. Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, hơn nữa bà bầu sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm họng. Theo thống kê có khoảng 70% thai phụ mắc bệnh viêm họng vào khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, nếu không quan tâm phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh viêm họng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.
Bệnh cúm. Đây là bệnh hay gặp vào mùa thu mà bà bầu cần cảnh giác nhất vì mức độ nguy hiểm của nó. Cảm cúm dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa khô lạnh, lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bà bầu với sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh này nếu không không có sự phòng tránh cẩn thận. Với người bình thường, cảm cúm không gây nhiều nguy hiểm, nhưng nếu bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị cúm thì nguy cơ dị tật thai nhi vô cùng cao.
Để phòng ngừa bệnh cúm, các mẹ nên tiêm phòng trước khi có bầu khoảng 3 tháng. Ngoài ra, các mẹ cần nâng cao sức đề kháng như ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh hay gặp vào mùa thu có thể khiến bà bầu khổ sở. Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.
Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên là gì để phòng tránh. Cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...
Sốt phát ban. Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho các dịch bệnh có cơ hội bùng phát, trong đó có bệnh sốt phát ban. Theo thống kê những năm gần đây, trong những người đến khám sốt phát ban thì tỉ lệ phụ nữ mang thai chiếm đa số. Sốt phát ban nghe chừng rất đơn giản nhưng nguy cơ cho bà bầu thì rất lớn, phụ thuộc vào thời gian mà thai phụ mắc bệnh. Nó có thể gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu bất thường và gây dị dạng cho thai nhi.
Để phòng tránh bệnh tốt nhất các mẹ nên chích ngừa trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh sạch sẽ… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh hen phế quản. Hen phế quản là một trong những căn bệnh hay gặp vào mùa thu nguy hiểm với bà bầu. Bệnh này do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở.
Trên thực tế, khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh hen phế quản ở bà bầu nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu oxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng...
Đau họng. Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, hơn nữa bà bầu sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm họng. Theo thống kê có khoảng 70% thai phụ mắc bệnh viêm họng vào khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, nếu không quan tâm phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh viêm họng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.