Sáng tạo để thích nghi trong tình huống bất đắc dĩ trên vừa được thực hiện tại Bệnh viện Quân y 175- nơi đã được chuyển một phần công năng làm Trung tâm Điều trị COVID-19 cho các ca bệnh nặng và nguy kịch.
Thượng tá – Bác sĩ Chuyên khoa 2 Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh Viện Quân y 175, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Điều trị COVID-19 cho biết: “Bệnh nhân là sản phụ Nguyễn Thị Thu H. (33 tuổi) mắc COVID-19 phải mổ bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ ở tuần 33 của thai kỳ vào ngày 4/8. Sau đó sản phụ rơi vào tình trạng nguy kịch phải chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Quân Y 175”.
|
Các bác sĩ và kỹ sư đã cùng phối hợp để cải tiến và sáng tạo, chiếc máy ECMO được tăng cường thêm các thiết bị để cùng lúc có thể chạy được trên cả 2 bệnh nhân. |
Bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế ở mức độ cao nhất nhưng khả năng đáp ứng kém, phải thở máy nhưng tình trạng oxy máu giảm thấp chỉ còn hơn 80%. Sau khi hội chẩn liên viện giữa Quân Y 175 và Chợ Rẫy, các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhân sử dụng ECMO, giải pháp cứu cánh cuối cùng cho sinh mạng bệnh nhân.
|
Thiết bị sau khi hoàn tất quy trình cải tiến đã kết nối với bệnh nhân và vận hành ổn định. |
Tuy nhiên, tại thời điểm này
Trung tâm Điều trị COVID-19 Bệnh viện Quân Y 175 có hai máy và đang sử dụng cho hai ca bệnh nặng. “Từ trước đến nay, mỗi máy ECMO chỉ sử dụng cho một bệnh nhân. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn nguy nếu không được sử dụng hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong”.
|
Các y bác sĩ đánh giá trên cả hai bệnh nhân hiệu quả ECMO đều được tối ưu. |
Ngay lập tức các bác sĩ đã tham vấn ý kiến chuyên gia của hãng và kỹ sư tại Bệnh viện Quân Y 175. Với sự hợp tác của bác sĩ và kỹ sư, máy ECMO đã được cải tiến và trang bị thêm vật tư kỹ thuật. Chỉ trong hơn 1 giờ can thiệp kỹ thuật, chiếc máy đã có thể đáp ứng an toàn việc hỗ trợ hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể cùng lúc cho cả hai bệnh nhân.
Thượng úy - Bác sỹ Nguyễn Cảnh Chung, người trực tiếp điều trị cho cả hai bệnh nhân cho biết: “Sau khi kết nối ECMO trên cùng một máy cho cả hai người bệnh, chúng tôi ghi nhận ở bệnh nhân cũng là một sản phụ là chị Th.T. vẫn đảm bảo an toàn về các chỉ số huyết động và hô hấp như trước khi kết nối máy với bệnh nhân thứ hai. Riêng bệnh nhân Thu H. sau khi được sử dụng ECMO chỉ số oxy hóa máu tăng lên rõ rệt, phân áp oxy trong động mạch trở về bình thường.
|
Giải pháp sáng tạo trong tình thế bất khả kháng được kỳ vọng sẽ giúp ích cho cuộc chiến chống dịch. |
Bác sĩ Cảnh Chung kỳ vọng, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị ngày càng nhiều nhưng trang thiết bị không đủ đáp ứng thì sáng kiến của nhóm kỹ sư và bác sĩ có thể giúp thêm nhiều bệnh nhân tiếp cận được kỹ thuật ECMO sớm qua giai đoạn nguy kịch.