Cách nhận biết cá nuôi bằng nước thải

Google News

(Kiến Thức) - Cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn dễ nhiễm độc bởi hóa chất, kim loại nặng. Bạn có thể nhận ra loại cá này bằng mắt thường.

Theo các chuyên gia thủy sản, cá nuôi bằng nước thải hay nguồn nước bẩn như ao hồ tù đọng, khu nước thải công nghiệp có thể nhiễm độc bởi các hóa chất, kim loại nặng… từ đó tích lũy trong cơ thể người ăn và gây nhiễm độc. Bằng cảm quan có thể phát hiện thông qua hình dáng cá. Đồng thời, lời khuyên dành cho bà nội trợ là nên rút ngắn thời gian bảo quản cá trong ngăn đá tủ lạnh. 
Cá nước bẩn màu đen, môi trề
Các nghiên cứu, khảo sát của ThS Ngô Sỹ Vân, chuyên gia thủy sản thuộc Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy, cá hiện nay có hai nguồn nhiễm độc chính là nhiễm độc dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng và nhiễm độc hóa chất, kim loại nặng từ môi trường nước. Loại nhiễm độc dư lượng kháng sinh chủ yếu xảy ra với các loài cá ở miền Nam do nuôi ở các ao đầm và cho ăn các thức ăn công nghiệp. Từ đó kháng sinh có trong thức ăn hoặc trong các loại thuốc dùng để chống nhiễm khuẩn, chữa bệnh cá hay gặp như nấm... 
Còn nhiễm độc do môi trường nước thường xảy ra với cá sống trong môi trường tự nhiên hay cá nuôi ao tù nước đọng của người dân. Bởi tình trạng nguồn nước thải, sử dụng hóa chất bừa bãi của người dân chưa được kiểm soát từ đó ngấm vào cơ thể cũng như qua nguồn thức ăn. 
“Khi cá ăn kháng sinh hay hóa chất thường sẽ phân hủy một phần ra ngoài còn lại sẽ giữ lại trong cơ thể. Thời gian bán hủy phải từ 15 ngày trở lên. Nếu chưa phân hủy hết thì người ăn vào cũng sẽ tích lũy một phần chất độc trên gây ảnh hưởng sức khoẻ về lâu dài. Tuy nhiên, để biết rõ nhiễm độc kháng sinh hay hóa chất cần phải thông qua các máy móc thiết bị phân tích”, ThS Ngô Sỹ Vân cho hay. 
Nhưng ở góc độ khác, vị chuyên gia này cho biết thêm, có thể phát hiện ra cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn thông qua màu sắc cá và môi. Điều này giúp chúng ta suy luận rằng, ở môi trường nước bẩn cá có nguy cơ nhiễm độc như kim loại nặng như asen, thuốc trừ sâu... 
Đó là, cá nuôi bằng nước bẩn sẽ có màu đen, bóng hơn cá nuôi nước sạch. Bởi màu sắc cá biến đổi theo nguyên lý phản ứng với môi trường sống. Ngoài ra, cá nước bẩn có môi dài và trề ra hơn do môi trường nước bẩn thiếu oxy, cá phải ngoi lên trên mặt nước để thở. Ví dụ, cá trắm nuôi sẽ có môi ngắn và không bị trề bằng cá sống ở đồng hay mương nước bẩn.  
Cách nhạn biét cá nuoi bàng nuóc thải
 
Cá bị mủn do bảo quản ngăn đá lâu  
Trước thực tế nhiều gia đình mua cá làm sạch, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh cất ăn dần, ThS Ngô Sỹ Vân cho rằng, điều này là không nên. Nên ăn cá tươi và hạn chế bảo quản cá lâu trong ngăn đá tủ lạnh. Bởi cá tươi sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit cũng như các vi chất, đa lượng. Đặc biệt, bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá dưới 300C vẫn khiến cá bị tách nước và phân hủy, do đó sẽ kém chất dinh dưỡng, không ngon. 
“Dưới nhiệt độ đông đá, các thành phần nước sẽ bị phân hủy, kèm theo đó vi khuẩn trong cá không bị chết đi mà sẽ biến đổi nên cá sẽ giảm độ tươi ngon, ăn kém thơm. Sau 2 – 3 ngày cá sẽ bị hỏng, nhất là thối ruột. Nhiệt độ tốt để bảo quản cá là từ -150C đến – 300C. Tuy nhiên, nếu bảo quản cá lâu trong nhiệt độ sâu vẫn phân hủy. Nhiệt độ lạnh làm cá mất nước, đồng thời các thành phần vi lượng và đa lượng vẫn xảy ra các tác động khoa học khiến cá không ngon, dễ bị mủn khi chế biến, thậm chí biến đổi chất một cách không kiểm soát gây ảnh hưởng sức khoẻ”, ThS Ngô Sỹ Vân nhấn mạnh. 
“Không bảo quản cá trong ngăn mát quá 2 ngày khi chưa làm vẩy, mổ ruột. Chỉ nên bảo quản cá trong ngăn đá với nhiệt độ lạnh sâu không quá một tuần. Cá đã rã đông không cho lại vào ngăn đá để bảo quản…”.
ThS Ngô Sỹ Vân
Vân Đài

>> xem thêm

Bình luận(0)