Tiến sĩ Niti cho biết, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ tại Ấn Độ, chiếm 6,6% tổng số ca ung thư ở phụ nữ và 7,5% số ca tử vong mỗi năm.
Đối với căn bệnh này, virus gây u nhú ở người (HPV) hiện được coi là tác nhân gây bệnh chính. Tuy nhiên, nhiễm trùng HPV thường không liên tục và cuối cùng, chỉ một số ít phụ nữ bị nhiễm trùng mãn tính phát triển thành ung thư cổ tử cung. Một số yếu tố tiềm ẩn gây bệnh cũng được xác định gồm hành vi và lối sống, cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV,...
|
Ảnh minh họa: Getty. |
Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một chiến lược toàn cầu nhằm đẩy nhanh việc loại bỏ ung thư cổ tử cung vào năm 2030. Mục tiêu 90–70–90 được đặt ra có nghĩa là:
- Khoảng 90% trẻ em gái được chủng ngừa hoàn toàn bằng vắc xin HPV trước 15 tuổi.
- Khoảng 70% phụ nữ được sàng lọc ở độ tuổi 35 và được sàng lọc lại ở tuổi 45.
- Khoảng 90% phụ nữ mắc bệnh ung thư (bệnh tiền xâm lấn và xâm lấn) được phát hiện và điều trị
Ở những phụ nữ có hệ thống miễn dịch bình thường, có thể mất từ 15 đến 20 năm để phát triển ung thư trong trường hợp nhiễm trùng nguy cơ cao kéo dài. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị suy giảm miễn dịch, có thể chỉ mất 5-10 năm.
Các bé gái bắt đầu tiêm chủng từ 9 đến 14 tuổi chỉ cần tiêm hai liều cách nhau 6 tháng. Thanh thiếu niên bắt đầu tiêm vắc xin sau 15 tuổi, cần 3 liều vắc xin. Các bạn nữ bị suy giảm miễn dịch cũng cần 3 liều. Lịch trình tiêm cho 3 liều là 0, 2 và 6 tháng.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)