Ngắt lời: Có thể trẻ đang quá hào hứng nói cho mẹ biết chuyện gì hoặc hỏi mẹ điều gì đó, nhưng nếu để trẻ ngắt lời mẹ khi đang nói thì trẻ sẽ không biết cách chu đáo với người khác hay khiến bạn bận rộn thêm trong lúc đang bận rộn. Để dạy trẻ cách cư xử, mẹ hãy yêu cầu trẻ im lặng hoặc không cắt ngang khi mẹ đang bận hoặc đang nói, sau đó cho trẻ chơi trò gì đó chúng thích. Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy rầy thì nói cho trẻ biết rằng chúng sẽ không có được cái chúng muốn nữa nếu cứ tiếp tục như vậy. Thô lỗ trong khi chơi với bạn: Nếu bạn không can thiệp trước những hành động dù là hơi hung hăng như xô đẩy hoặc cấu bạn thì đến 8 tuổi sẽ trở thành thói quen khó bỏ của trẻ. Ngoài ra, không can thiệp vào hành vi xấu đồng nghĩa với việc bạn để trẻ hiểu rằng trẻ có quyền làm tổn thương người khác. Vì vậy khi chứng kiến những hành vi hung hăng của trẻ, cần kéo trẻ ra một chỗ và nói cho trẻ biết những hành động như vậy là không được phép đồng thời dạy trẻ cách thể hiện sự tức giận. Nếu trẻ vẫn không nghe thì tách trẻ ra không cho chơi nữa. Vờ không nghe thấy: Việc nhắc đi nhắc lại vài lần một việc mà mẹ yêu cầu trẻ làm trong khi trẻ vờ như không nghe thấy sẽ khiến trẻ không chú ý đến lời nhắc nhở mẹ mà cứ đợi đến khi mẹ nhắc lại. Thay vì nói với con từ đầu này sang đầu kia, hãy đi đến chỗ trẻ và nói trực tiếp, nếu cần thì chạm vào vai, gọi tên hoặc tắt TV để trẻ chú ý. Nếu trẻ vẫn không nhúc nhích thì cần đưa ra một hệ quả gì đó. Tự do lấy đồ ăn thức uống: Đây cũng là một sự tiện lợi nhưng để trẻ tự làm điều mình thích đồng nghĩa với việc trẻ không được dạy cách phải theo quy tắc. Vì vậy mẹ cần thiết lập một số quy tắc trong nhà và thường xuyên nói với trẻ về những quy tắc đó, chẳng hạn như phải hỏi mẹ thì mới được ăn kéo, phải xin phép thì mới được mở TV… Trẻ tỏ thái độ: Những hành vi hỗn xược như trợn mắt hoặc ăn nói thô lỗ ở tuổi teen thường bắt đầu ngay từ tuổi mầm non. Một số cha mẹ hay bỏ qua vì nghĩ rằng giai đoạn này cũng sẽ qua. Nhưng nếu không đối mặt với vấn đề này thì chỉ cần đến năm lớp 3 là trẻ sẽ khó hòa nhập với bạn bè và thầy cô. Để ngăn chặn, cần giúp trẻ ý thức được về hành động của mình, chẳng hạn như “Khi con trợn mắt với mẹ như vậy thì có vẻ như con không thích điều mẹ đang nói”, mục đích không phải là để trẻ cảm thấy tồi tệ mà để trẻ biết trông mình đang như thế nào hoặc giọng nói đang ra sao. Nếu trẻ vẫn tiếp tục thì bạn có thể không nói chuyện với trẻ nữa và đi chỗ khác. Trẻ thổi phồng sự thật hay khoác lác không phải là điều gì đó quá to tát nhưng nói dối sẽ trở thành một hành vi tự động nếu trẻ cho rằng đó là cách để trẻ có vẻ ngoài tốt hơn, để tránh né việc gì đó. Cha mẹ cần nói để trẻ biết nếu không nói thật thì mọi người sẽ không tin tưởng, đồng thời tìm hiểu rõ động cơ của trẻ. (Nguồn ảnh: Flickr)
Ngắt lời: Có thể trẻ đang quá hào hứng nói cho mẹ biết chuyện gì hoặc hỏi mẹ điều gì đó, nhưng nếu để trẻ ngắt lời mẹ khi đang nói thì trẻ sẽ không biết cách chu đáo với người khác hay khiến bạn bận rộn thêm trong lúc đang bận rộn. Để dạy trẻ cách cư xử, mẹ hãy yêu cầu trẻ im lặng hoặc không cắt ngang khi mẹ đang bận hoặc đang nói, sau đó cho trẻ chơi trò gì đó chúng thích. Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy rầy thì nói cho trẻ biết rằng chúng sẽ không có được cái chúng muốn nữa nếu cứ tiếp tục như vậy.
Thô lỗ trong khi chơi với bạn: Nếu bạn không can thiệp trước những hành động dù là hơi hung hăng như xô đẩy hoặc cấu bạn thì đến 8 tuổi sẽ trở thành thói quen khó bỏ của trẻ. Ngoài ra, không can thiệp vào hành vi xấu đồng nghĩa với việc bạn để trẻ hiểu rằng trẻ có quyền làm tổn thương người khác. Vì vậy khi chứng kiến những hành vi hung hăng của trẻ, cần kéo trẻ ra một chỗ và nói cho trẻ biết những hành động như vậy là không được phép đồng thời dạy trẻ cách thể hiện sự tức giận. Nếu trẻ vẫn không nghe thì tách trẻ ra không cho chơi nữa.
Vờ không nghe thấy: Việc nhắc đi nhắc lại vài lần một việc mà mẹ yêu cầu trẻ làm trong khi trẻ vờ như không nghe thấy sẽ khiến trẻ không chú ý đến lời nhắc nhở mẹ mà cứ đợi đến khi mẹ nhắc lại. Thay vì nói với con từ đầu này sang đầu kia, hãy đi đến chỗ trẻ và nói trực tiếp, nếu cần thì chạm vào vai, gọi tên hoặc tắt TV để trẻ chú ý. Nếu trẻ vẫn không nhúc nhích thì cần đưa ra một hệ quả gì đó.
Tự do lấy đồ ăn thức uống: Đây cũng là một sự tiện lợi nhưng để trẻ tự làm điều mình thích đồng nghĩa với việc trẻ không được dạy cách phải theo quy tắc. Vì vậy mẹ cần thiết lập một số quy tắc trong nhà và thường xuyên nói với trẻ về những quy tắc đó, chẳng hạn như phải hỏi mẹ thì mới được ăn kéo, phải xin phép thì mới được mở TV…
Trẻ tỏ thái độ: Những hành vi hỗn xược như trợn mắt hoặc ăn nói thô lỗ ở tuổi teen thường bắt đầu ngay từ tuổi mầm non. Một số cha mẹ hay bỏ qua vì nghĩ rằng giai đoạn này cũng sẽ qua. Nhưng nếu không đối mặt với vấn đề này thì chỉ cần đến năm lớp 3 là trẻ sẽ khó hòa nhập với bạn bè và thầy cô. Để ngăn chặn, cần giúp trẻ ý thức được về hành động của mình, chẳng hạn như “Khi con trợn mắt với mẹ như vậy thì có vẻ như con không thích điều mẹ đang nói”, mục đích không phải là để trẻ cảm thấy tồi tệ mà để trẻ biết trông mình đang như thế nào hoặc giọng nói đang ra sao. Nếu trẻ vẫn tiếp tục thì bạn có thể không nói chuyện với trẻ nữa và đi chỗ khác.
Trẻ thổi phồng sự thật hay khoác lác không phải là điều gì đó quá to tát nhưng nói dối sẽ trở thành một hành vi tự động nếu trẻ cho rằng đó là cách để trẻ có vẻ ngoài tốt hơn, để tránh né việc gì đó. Cha mẹ cần nói để trẻ biết nếu không nói thật thì mọi người sẽ không tin tưởng, đồng thời tìm hiểu rõ động cơ của trẻ. (Nguồn ảnh: Flickr)