Tết Trung Thu bên cạnh ánh trăng tròn đầy rằm tháng 8 thì mâm cỗ ngày Tết Đoàn Viên chính là nét đặc sắc nhất của ngày này. Để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của ngày Tết Đoàn Viên, mâm cỗ ngày Rằm tháng 8 không chỉ thịnh soạn, đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự sum vầy, hạnh phúc gia đình.
Theo Phong Thủy Phùng Gia, mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm.
Cùng tìm hiểu mâm cỗ Trung thu gồm những gì để bạn dễ dàng hơn trong việc tự tay chuẩn bị mâm cỗ ngày Rằm Trung thu chỉn chu và chuẩn phong thủy nhất nhé!
Bánh Trung thu
Một trong những thứ luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu đó là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh thường có hình tròn hoặc hình vuông được làm từ nguyên liệu truyền thông vô cùng thơm ngon và đẹp mắt.
Trái cây tươi
Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Quý bạn có thể cắt tỉa các loại quả cho thêm đẹp mắt và ấn tượng hơn.
Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp.
Hoa tươi
Thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu, một số loại hoa như hoa sen, hoa hồng, hoa lan... bày trí đẹp mắt, lưu ý cần chọn hoa tươi bạn nhé!
Ấm trà
Các bạn nên chuẩn bị ấm như trà hoa sen, hương hoa nhài, hoa cúc… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
Ngoài ra, bạn có thể học cách bày mâm cỗ Trung thu hiện đại đẹp và ý nghĩa bằng cách bổ sung thêm nhiều món ăn đồ trang trí như đèn lồng, đồ chơi Trung thu, các món quà tặng các bé để mâm cỗ được sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.