Quả điều đỏ được người Miền Nam Việt Nam gọi là “mận đỏ” hay “điều đỏ” cùng chi với mận. Loại trái cây độc lạ này có mùi thơm không lẫn vào đâu được, thịt màu trắng, mọng nước và chua ngọt đặc trưng chứ không lẫn vị chát như mận. Mùa điều đỏ miền Tây chín rộ nhất là vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 âm lịch hàng năm.Quả điều đỏ có trái chín màu đỏ sậm và hoa màu đỏ đậm, vì vậy, người Hoa gọi loại trái này là “hồng hoa bồ đào”, có thịt trắng, nhiều nước, thơm, vị ngọt, chua, không lẫn vị chát như mận mà chúng ta thường thấy.Bên cạnh quả thơm ngon, phần lá non (đọt điều) cũng thường được người dân miền Tây hái về để cuốn với bánh xèo hoặc ăn cùng mắm kho.Bình bát còn có tên gọi là na nước hay trái nê, thường mọc dại ven nhiều kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Trước đây bình bát được trồng rất nhiều, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người, thế nhưng ngày nay muốn kiếm quả này cũng không phải dễ.Bình bát có vị ngọt đậm, ăn vào mát và có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Thông thường, người ta thường sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường, sữa và đá để tạo nên món nước uống thơm ngon.Quả mây Thái còn được gọi là mây gai hoặc quả Salak, là loại trái cây có gai mọc hoang trong rừng, mỗi chùm có tầm 14 - 16 quả. Trái mây có loại thì hình dáng tròn đều, loại thì hơi dài và nhọn ở 2 đầu. Chúng có mặt đầu tiên ở Việt Nam tại An Giang, sau đó được người dân miền Tây Nam Bộ đem về bán ở các tỉnh.Mây Thái là loại quả lột vỏ, có hạt, màu nâu nhạt, kích thước tầm 10cm vừa lòng bàn tay. Dù sở hữu vỏ ngoài xù xì và có gai, thế nhưng bên trong quả mây Thái lại có màu vàng nhạt khá giống múi mít. Khi thưởng thức lần đầu, đảm bảo ai cũng sẽ… nhăn mặt vì thấy chua, nhưng ăn quen rồi thì sẽ thấy rất "nghiện".Trái bần: Cây bần có nhiều loại, phổ biến nhất có thể kể đến chính là bần chua thường mọc ở ven sông, có quả hình tròn dẹt (còn gọi là bần dĩa, bần sẻ, thủy liễu, bằng lăng tía, hải đồng).Từ lâu, trái bần chua đã gắn liền với mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ. Loại quả này đem đi nấu canh chua hoặc chấm muối ăn sống đều không chê vào đâu được.Trái cà na: Loại quả này gắn liền với kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người miền Tây. Trái cà na có hình bầu dục, kích thước to gần bằng đầu ngón tay cái và lớp vỏ trơn láng, căng mịn. Khi còn non, cà na có màu xanh mướt và ngả về vàng nhạt khi chín.Đối với những ai khoái ăn chua thì cà na sống chấm muối ớt luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Còn đối với các bà nội trợ khéo tay, cà na còn có thể đem đi ngào đường, xóc muối, ngâm nước mắm để "lai rai" những lúc thèm quà vặt.Trái gáo có vỏ ngoài trông khá sần sùi, mới nhìn tưởng đâu là… chôm chôm lai quả vải. Khi xẻ ra, bên trong ruột lại vàng ươm trông như trái dứa (khóm).Loại quả này khi còn xanh ăn sẽ hơi chát, nhưng lúc chín thì trái chuyển sang màu vàng ươm, ăn có vị chua ngọt đặc trưng. Gáo thường chín vào mùa nước nổi ở miền Tây. Khi ăn, người ta có thể chấm với muối ớt hoặc dùng để kho cá rất ngon. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.
Quả điều đỏ được người Miền Nam Việt Nam gọi là “mận đỏ” hay “điều đỏ” cùng chi với mận. Loại trái cây độc lạ này có mùi thơm không lẫn vào đâu được, thịt màu trắng, mọng nước và chua ngọt đặc trưng chứ không lẫn vị chát như mận. Mùa điều đỏ miền Tây chín rộ nhất là vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 âm lịch hàng năm.
Quả điều đỏ có trái chín màu đỏ sậm và hoa màu đỏ đậm, vì vậy, người Hoa gọi loại trái này là “hồng hoa bồ đào”, có thịt trắng, nhiều nước, thơm, vị ngọt, chua, không lẫn vị chát như mận mà chúng ta thường thấy.
Bên cạnh quả thơm ngon, phần lá non (đọt điều) cũng thường được người dân miền Tây hái về để cuốn với bánh xèo hoặc ăn cùng mắm kho.
Bình bát còn có tên gọi là na nước hay trái nê, thường mọc dại ven nhiều kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Trước đây bình bát được trồng rất nhiều, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người, thế nhưng ngày nay muốn kiếm quả này cũng không phải dễ.
Bình bát có vị ngọt đậm, ăn vào mát và có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Thông thường, người ta thường sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường, sữa và đá để tạo nên món nước uống thơm ngon.
Quả mây Thái còn được gọi là mây gai hoặc quả Salak, là loại trái cây có gai mọc hoang trong rừng, mỗi chùm có tầm 14 - 16 quả. Trái mây có loại thì hình dáng tròn đều, loại thì hơi dài và nhọn ở 2 đầu. Chúng có mặt đầu tiên ở Việt Nam tại An Giang, sau đó được người dân miền Tây Nam Bộ đem về bán ở các tỉnh.
Mây Thái là loại quả lột vỏ, có hạt, màu nâu nhạt, kích thước tầm 10cm vừa lòng bàn tay. Dù sở hữu vỏ ngoài xù xì và có gai, thế nhưng bên trong quả mây Thái lại có màu vàng nhạt khá giống múi mít. Khi thưởng thức lần đầu, đảm bảo ai cũng sẽ… nhăn mặt vì thấy chua, nhưng ăn quen rồi thì sẽ thấy rất "nghiện".
Trái bần: Cây bần có nhiều loại, phổ biến nhất có thể kể đến chính là bần chua thường mọc ở ven sông, có quả hình tròn dẹt (còn gọi là bần dĩa, bần sẻ, thủy liễu, bằng lăng tía, hải đồng).
Từ lâu, trái bần chua đã gắn liền với mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ. Loại quả này đem đi nấu canh chua hoặc chấm muối ăn sống đều không chê vào đâu được.
Trái cà na: Loại quả này gắn liền với kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người miền Tây. Trái cà na có hình bầu dục, kích thước to gần bằng đầu ngón tay cái và lớp vỏ trơn láng, căng mịn. Khi còn non, cà na có màu xanh mướt và ngả về vàng nhạt khi chín.
Đối với những ai khoái ăn chua thì cà na sống chấm muối ớt luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Còn đối với các bà nội trợ khéo tay, cà na còn có thể đem đi ngào đường, xóc muối, ngâm nước mắm để "lai rai" những lúc thèm quà vặt.
Trái gáo có vỏ ngoài trông khá sần sùi, mới nhìn tưởng đâu là… chôm chôm lai quả vải. Khi xẻ ra, bên trong ruột lại vàng ươm trông như trái dứa (khóm).
Loại quả này khi còn xanh ăn sẽ hơi chát, nhưng lúc chín thì trái chuyển sang màu vàng ươm, ăn có vị chua ngọt đặc trưng. Gáo thường chín vào mùa nước nổi ở miền Tây. Khi ăn, người ta có thể chấm với muối ớt hoặc dùng để kho cá rất ngon. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.