Ca sĩ MiA suy gan vì liên tục uống giảm đau Panadol, bác sĩ nói gì?

Google News

Bị đau đầu thường xuyên, ngày nào ca sĩ MiA cũng uống 1 viên thuốc panadol và đến ngày 9/3 cô đã uống 5 viên thuốc, phải đi viện cấp cứu.

Suy gan vì lạm dụng thuốc
Ca sĩ MiA đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình về việc cô đang phải điều trị tại bệnh viện do suy gan. Nguyên nhân được bác sĩ cho biết do MiA lạm dụng thuốc giảm đau paracetamol.
Ca si MiA suy gan vi lien tuc uong giam dau Panadol, bac si noi gi?
 
Theo chia sẻ của cô, vì bị đau đầu nên hàng ngày MiA đều uống 1 viên Panadol giảm đau và có hiệu quả. Đến 9/3 vì quá đau nên MiA uống hai viên liền lúc nhưng không đỡ nên cô đã uống thêm 3 viên panadol. Kết quả, cô đã được anh hai đưa vào viện cấp cứu. Tại viện, bác sĩ cho biết cô bị suy gan do sử dụng paracetamol quá liều.
Chia sẻ của ca sĩ MiA đã khiến nhiều người lo lắng về tình trạng lạm dụng thuốc của cô cũng như thói quen phổ biến này của người Việt Nam.
Theo PGS Trịnh Thị Ngọc, Phó chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, việc sử dụng thuốc panadol giảm đau đầu của ca sĩ MiA với hàm lượng trên thì không thể gây ngộ độc.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc thì một liều lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho gan. Bác sĩ Ngọc cho rằng có thể ca sĩ này đã có bệnh lý gan nào đó nhưng không biết và lạm dụng thuốc lâu ngày gây suy gan.
Theo bác sĩ Ngọc, dù là thuốc được phép tự mua nhưng panadol chứa hàm lượng paracetamol nên việc sử dụng cũng phải được bác sĩ tư vấn, nhất là những bệnh nhân bị bệnh lý về gan, bệnh nhân uống rượu lâu ngày, bệnh nhân tăng men gan…
Sử dụng paracetamol như thế nào để đảm bảo an toàn?
Ca si MiA suy gan vi lien tuc uong giam dau Panadol, bac si noi gi?-Hinh-2
 Paracetamol phải dùng theo tư vấn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
Tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thường xuyên cấp cứu các ca ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần paracetamol. Thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Trường hợp của cụ ông Nguyễn V. B. (63 tuổi, Hà Nội) do bị cảm cúm nên ông mua thuốc về uống. Uống thuốc vài tiếng sau ông thấy người bồn chồn, buồn nôn và hai ngày sau da vàng, mắt vàng như nghệ nên được đưa đi cấp cứu. Kết quả, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị ngộ độc Paracetamol từ thuốc cảm cúm đã uống.
Được biết, ông B. bị viêm gan vi rút mãn tính và ông bị tăng men gan nhưng chủ quan nghĩ ốm thì uống thuốc nên đã bị ngộ độc thuốc. Khi vào viện, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã bị suy gan cấp tính và phải điều trị thải độc và phục hồi tế bào gan.
Được biết paracetamol là loại thuốc không kê đơn nên tình trạng lạm dụng và ngộ độc thuốc này ngày càng gia tăng. Ngoài ra, paracetamol là thành phần chính trong nhiều thuốc điều trị cảm cúm, giảm đau, chống viêm, hạ nhiệt, sổ mũi.
Theo PGS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thuốc paracetamol vốn lành tính và khi vào cơ thể paracetamol được chuyển hóa tại gan.
Tuy nhiên, thuốc này cũng được khuyến cáo phải sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ, nhất là bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý ở gan.
Theo PGS Duệ, khi uống quá liều, paracetamol sẽ được chuyển hóa tạo ra các chất độc với tế bào gan, gây phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc mà hậu quả nặng nề là suy gan cấp tính, vàng mắt vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi, hôn mê gan rồi tử vong.
Đặc biệt với người có sẵn bệnh lý ở gan như viêm gan vi rút hay xơ gan do rượu thì nguy cơ bị viêm gan nhiễm độc cấp do paracetamol càng cao và tại trung tâm số bệnh nhân này ngày càng nhiều lên.
Theo đó, liều gây độc của paracetamol là 150 mg/kg cân nặng. Với người lớn nặng 50 kg thì liều 7,5 gram paracetamol uống 1 lần là bị viêm gan nhiễm độc; nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo liều lượng thích hợp cho người lớn là 4-6 viên/ngày (với thuốc có hàm lượng paracetamol 500 mg). Tuy nhiên chỉ nên uống ở liều 4 viên/24 giờ.
Theo Bảo Lâm/ Phụ nữ sức khỏe

>> xem thêm

Bình luận(0)