Gần đây nhất, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 3 chùm ca ngộ độc cùng nhập viện. Theo văn bản báo cáo Bộ Y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), 3 chùm ca bệnh gồm 10 bệnh nhân tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Ảnh: Một bệnh nhân ngộ độc Botulinum được điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Ảnh: BVCC/Vietnamnet.Liên quan đến tình hình sức khỏe của các bệnh nhân, Báo Tin Tức dẫn lời đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 20/3 cho biết, trong số 3 bệnh nhân bị ngộ độc botulinum mức độ nặng, 2 bệnh nhân được tiên lượng cải thiện khá, một trường hợp nặng nhất tuy có cải thiện nhưng tiên lượng còn dè dặt. Ảnh: BVCC.Các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Cách chế biến món này bao gồm cá chép, muối, cơm hoặc bột bắp, ớt, sau đó ủ trong hũ kín khoảng 7-10 ngày. Chuyên gia nhận định, môi trường đã tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Ảnh: Wikipedia.Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.Botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố Botulinum. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Instructables.Trước đó, vào đầu tháng 2/2023, ông Trần Quang Hiền – Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang xác nhận, trên địa bàn xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 38 người nhập viện. 1 người phụ nữ sau đó tử vong. Ảnh: TTXVN.Chiều 10/2, Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây ra ngộ độc chè đậu trắng khiến 38 người phải nhập viện. Theo đó, tác nhân gây ngộ độc là do nhiễm khuẩn và độc tố của vi khuẩn - độc tố của Bacillus cereus. Ảnh: Wikipedia.Thông tin trên Vietnamnet cho biết, Bacillus cereus là loại vi khuẩn phổ biến, dễ dàng có mặt trong nhiều loại thực phẩm, món ăn. Khi gặp điều kiện không thuận lợi: khô, nóng do quá trình xử lý, chế biến, bảo quản thực phẩm, B.cereus vẫn có thể tồn tại ở dạng bào tử. Bào tử vi khuẩn chỉ bị giết khi hấp ướt 121 độ C trong 20 phút hoặc sấy khô 160 độ C trong 1 giờ. Món ăn sau khi nấu nướng, nếu được để nguội vài giờ trước khi ăn, bào tử vi khuẩn có thể trở lại trạng thái sinh trưởng và nhân lên. Ảnh: Wikipedia.Hồi tháng 8/2022, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Bùi Thị Hồng K. 40 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang. Chị nhập viện do ngộ độc ấu tẩu. Ảnh: VTC News.Theo VTC News, sau khi ăn lẩu cháo ấu tẩu tại nhà 30 phút, chị K. liền tê miệng lưỡi, tê chân tay, buồn nôn và nôn, khó thở. Chị được đưa vào cấp cứu tại cơ sở y tế tuyến dưới, sau đó đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân dần ổn định. Ảnh: VOV.Theo Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, do củ ấu tẩu có chứa nhiều độc tố nên việc chế biến này cần phải do những người có kinh nghiệm thực hiện, không nên tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ngộ độc. Ảnh: Công lý.Cũng trong tháng 8/2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 3 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc. Được biết, các bệnh nhân bắt cóc ở trên đồi về chế biến thành một số món ăn. Sau khi ăn các món chế biến từ thịt cóc, các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê bì, mệt mỏi, yếu cơ, đái buốt...Ảnh: BSCC/Lao Động.Theo các bác sĩ, cóc chứa nhiều chất độc ở trên toàn bộ da, tuyến nước bọt và mật. Thịt và xương của cóc không chứa chất độc. Tuy nhiên, khi làm thịt cóc, các chất độc trên da của cóc rất dễ ngấm vào thịt, gây ngộ độc cho người khi chế biến làm thức ăn. Ảnh minh họa.Tháng 6/2022, vụ ngộ độc khiến một người tử vong, một người phải điều trị tích cực do ăn thực phẩm "lạ" xảy ra tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, vào lúc 14h15 ngày 12/6, Bệnh viện đa khoa Đô Lương, tiếp nhận 2 bệnh nhân là B.T.B (64 tuổi) và T.M.H (50 tuổi) vào viện trong tình trạng: Phỏng rộp miệng lưỡi, nôn ra máu, đau bụng, đau tức ngực sau ăn sâu ban miêu 1 giờ. Ảnh minh họa: Sức khỏe và Đời sống.
Kíp trực khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã khẩn trương tiến hành sơ cứu cho 2 bệnh nhân. Nhận thấy đây là một loại sâu có độc tính cực độc nên bệnh viện nhanh chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân B.T.B đã tử vong. Ảnh minh họa.
Theo các bác sĩ, ngộ độc sâu ban miêu tuy hiếm gặp nhưng nếu gặp sẽ rất nặng nề, tỉ lệ tử vong cao và gây khó khăn cho hầu hết bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này. Được biết, trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả ngộ độc sâu ban miêu. Ảnh minh họa. Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm. Nguồn video: THĐT
Gần đây nhất, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 3 chùm ca ngộ độc cùng nhập viện. Theo văn bản báo cáo Bộ Y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), 3 chùm ca bệnh gồm 10 bệnh nhân tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Ảnh: Một bệnh nhân ngộ độc Botulinum được điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Ảnh: BVCC/Vietnamnet.
Liên quan đến tình hình sức khỏe của các bệnh nhân, Báo Tin Tức dẫn lời đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 20/3 cho biết, trong số 3 bệnh nhân bị ngộ độc botulinum mức độ nặng, 2 bệnh nhân được tiên lượng cải thiện khá, một trường hợp nặng nhất tuy có cải thiện nhưng tiên lượng còn dè dặt. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra chẩn đoán đối với các chùm ca bệnh trên là ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Cách chế biến món này bao gồm cá chép, muối, cơm hoặc bột bắp, ớt, sau đó ủ trong hũ kín khoảng 7-10 ngày. Chuyên gia nhận định, môi trường đã tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Ảnh: Wikipedia.
Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.Botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố Botulinum. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Instructables.
Trước đó, vào đầu tháng 2/2023, ông Trần Quang Hiền – Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang xác nhận, trên địa bàn xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 38 người nhập viện. 1 người phụ nữ sau đó tử vong. Ảnh: TTXVN.
Chiều 10/2, Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây ra ngộ độc chè đậu trắng khiến 38 người phải nhập viện. Theo đó, tác nhân gây ngộ độc là do nhiễm khuẩn và độc tố của vi khuẩn - độc tố của Bacillus cereus. Ảnh: Wikipedia.
Thông tin trên Vietnamnet cho biết, Bacillus cereus là loại vi khuẩn phổ biến, dễ dàng có mặt trong nhiều loại thực phẩm, món ăn. Khi gặp điều kiện không thuận lợi: khô, nóng do quá trình xử lý, chế biến, bảo quản thực phẩm, B.cereus vẫn có thể tồn tại ở dạng bào tử. Bào tử vi khuẩn chỉ bị giết khi hấp ướt 121 độ C trong 20 phút hoặc sấy khô 160 độ C trong 1 giờ. Món ăn sau khi nấu nướng, nếu được để nguội vài giờ trước khi ăn, bào tử vi khuẩn có thể trở lại trạng thái sinh trưởng và nhân lên. Ảnh: Wikipedia.
Hồi tháng 8/2022, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Bùi Thị Hồng K. 40 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang. Chị nhập viện do ngộ độc ấu tẩu. Ảnh: VTC News.
Theo VTC News, sau khi ăn lẩu cháo ấu tẩu tại nhà 30 phút, chị K. liền tê miệng lưỡi, tê chân tay, buồn nôn và nôn, khó thở. Chị được đưa vào cấp cứu tại cơ sở y tế tuyến dưới, sau đó đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân dần ổn định. Ảnh: VOV.
Theo Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, do củ ấu tẩu có chứa nhiều độc tố nên việc chế biến này cần phải do những người có kinh nghiệm thực hiện, không nên tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ngộ độc. Ảnh: Công lý.
Cũng trong tháng 8/2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 3 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc. Được biết, các bệnh nhân bắt cóc ở trên đồi về chế biến thành một số món ăn. Sau khi ăn các món chế biến từ thịt cóc, các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê bì, mệt mỏi, yếu cơ, đái buốt...Ảnh: BSCC/Lao Động.
Theo các bác sĩ, cóc chứa nhiều chất độc ở trên toàn bộ da, tuyến nước bọt và mật. Thịt và xương của cóc không chứa chất độc. Tuy nhiên, khi làm thịt cóc, các chất độc trên da của cóc rất dễ ngấm vào thịt, gây ngộ độc cho người khi chế biến làm thức ăn. Ảnh minh họa.
Tháng 6/2022, vụ ngộ độc khiến một người tử vong, một người phải điều trị tích cực do ăn thực phẩm "lạ" xảy ra tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, vào lúc 14h15 ngày 12/6, Bệnh viện đa khoa Đô Lương, tiếp nhận 2 bệnh nhân là B.T.B (64 tuổi) và T.M.H (50 tuổi) vào viện trong tình trạng: Phỏng rộp miệng lưỡi, nôn ra máu, đau bụng, đau tức ngực sau ăn sâu ban miêu 1 giờ. Ảnh minh họa: Sức khỏe và Đời sống.
Kíp trực khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã khẩn trương tiến hành sơ cứu cho 2 bệnh nhân. Nhận thấy đây là một loại sâu có độc tính cực độc nên bệnh viện nhanh chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân B.T.B đã tử vong. Ảnh minh họa.
Theo các bác sĩ, ngộ độc sâu ban miêu tuy hiếm gặp nhưng nếu gặp sẽ rất nặng nề, tỉ lệ tử vong cao và gây khó khăn cho hầu hết bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này. Được biết, trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả ngộ độc sâu ban miêu. Ảnh minh họa.
Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm. Nguồn video: THĐT