Ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhân ngộ độc thức ăn từ Trung tâm y tế huyện Phước Sơn chuyển đến. Các bệnh nhân này đều ăn cá chép muối ủ chua, sau ăn thì có triệu chứng nôn mửa nhiều, đau bụng.Các bệnh nhân đều được chẩn đoán ngộ độc Botulinum. Trong thời gian này, Bệnh viện ghi nhận thêm 1 trường hợp tuy không ăn cùng bữa với các trường hợp trên, nhưng có dùng món cá chép ủ chua do gia đình tự làm.Chiều 17/3, Bệnh viện tiếp tục nhận điều trị 5 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 ca cùng một gia đình. Cả 5 bệnh nhân đều ở vùng dịch tễ có chùm ca bệnh nghi ngộ độc Botulinum và đều ăn cá chép ủ chua do gia đình tự làm.Ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, qua hội chẩn và chỉ định làm các xét nghiệm khẳng định các bệnh nhân này đều ngộ độc do Botulinum tuýp E.BS Lê Minh Dũng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết: "Cả 3 chùm ca bệnh cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này, cá chép được cho vào hộp thủy tinh đóng kín sau 2 - 3 tuần mới lấy ra ăn.""Đây là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Người bệnh khi ăn phải thức ăn nhiễm loại vi khuẩn này sẽ bị ngộ độc rất nguy hiểm”, BS Dũng cho hay.Trước tình huống cấp bách này, Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định cử các chuyên gia hàng đầu về chống độc và hồi sức trực tiếp mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum còn lại (hiện thuốc này rất hiếm) lên đường ra Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị.Thuốc giải độc Botulinum rất hiếm, mỗi lọ có giá gần 200 triệu đồng, 3 bệnh nhân nặng sau khi được truyền thuốc giải độc này đã có diễn biến tích cực.Các bệnh nhân này từ tình trạng lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn hoặc yếu tứ chi, suy hô hấp, thở máy, sau khi được truyền thuốc giải độc đã nhận biết, thực hiện được y lệnh chậm, có nhịp tự thở yếu; có bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện y lệnh chính xác, nhanh, có nhịp tự thở khá hơn, có khả năng khởi động cai máy thở.Ngoài 3 ca bệnh nặng thì các bệnh nhân còn lại ngộ độc Botulinum mức độ nhẹ nên các bác sĩ không có chỉ định truyền giải độc.Theo các chuyên gia chống độc, khi ngộ độc chất Botulinum, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân dễ tử vong, phải mất nhiều tháng điều trị tích cực thì sức khỏe bệnh nhân mới hồi phục.Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại cho Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam 2 liều thuốc giải độc Botulinum để phòng ngừa xảy ra trường hợp tương tự.>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc (Nguồn: Kienthucnet)
Ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhân ngộ độc thức ăn từ Trung tâm y tế huyện Phước Sơn chuyển đến. Các bệnh nhân này đều ăn cá chép muối ủ chua, sau ăn thì có triệu chứng nôn mửa nhiều, đau bụng.
Các bệnh nhân đều được chẩn đoán ngộ độc Botulinum. Trong thời gian này, Bệnh viện ghi nhận thêm 1 trường hợp tuy không ăn cùng bữa với các trường hợp trên, nhưng có dùng món cá chép ủ chua do gia đình tự làm.
Chiều 17/3, Bệnh viện tiếp tục nhận điều trị 5 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 ca cùng một gia đình. Cả 5 bệnh nhân đều ở vùng dịch tễ có chùm ca bệnh nghi ngộ độc Botulinum và đều ăn cá chép ủ chua do gia đình tự làm.
Ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, qua hội chẩn và chỉ định làm các xét nghiệm khẳng định các bệnh nhân này đều ngộ độc do Botulinum tuýp E.
BS Lê Minh Dũng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết: "Cả 3 chùm ca bệnh cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại thức ăn này, cá chép được cho vào hộp thủy tinh đóng kín sau 2 - 3 tuần mới lấy ra ăn."
"Đây là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển. Người bệnh khi ăn phải thức ăn nhiễm loại vi khuẩn này sẽ bị ngộ độc rất nguy hiểm”, BS Dũng cho hay.
Trước tình huống cấp bách này, Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định cử các chuyên gia hàng đầu về chống độc và hồi sức trực tiếp mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum còn lại (hiện thuốc này rất hiếm) lên đường ra Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị.
Thuốc giải độc Botulinum rất hiếm, mỗi lọ có giá gần 200 triệu đồng, 3 bệnh nhân nặng sau khi được truyền thuốc giải độc này đã có diễn biến tích cực.
Các bệnh nhân này từ tình trạng lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn hoặc yếu tứ chi, suy hô hấp, thở máy, sau khi được truyền thuốc giải độc đã nhận biết, thực hiện được y lệnh chậm, có nhịp tự thở yếu; có bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện y lệnh chính xác, nhanh, có nhịp tự thở khá hơn, có khả năng khởi động cai máy thở.
Ngoài 3 ca bệnh nặng thì các bệnh nhân còn lại ngộ độc Botulinum mức độ nhẹ nên các bác sĩ không có chỉ định truyền giải độc.
Theo các chuyên gia chống độc, khi ngộ độc chất Botulinum, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân dễ tử vong, phải mất nhiều tháng điều trị tích cực thì sức khỏe bệnh nhân mới hồi phục.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại cho Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam 2 liều thuốc giải độc Botulinum để phòng ngừa xảy ra trường hợp tương tự.
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc (Nguồn: Kienthucnet)