Có rất nhiều cách chế biến thịt bò khác nhau, hương vị cũng sẽ thay đổi tùy theo cách nấu. Tùy theo từng bộ phận sẽ có mức giá khác nhau và không phải phần thịt nào cũng được bày bán rộng rãi trên thị trường. Ở con bò có một bộ phận rất ngon nhưng không phải ai cũng biết, đó là thận bò (cật bò).
Khi đi siêu thị hay chợ, cật bò ít khi bày bán rộng rãi, phần lớn mọi người sẽ chọn mua thịt nạc. Tuy nhiên, nếu là người sành ăn, họ sẽ mua cật bò về chế biến, hương vị ngon hơn hẳn thịt nạc.
Do bản thân con bò có kích thước lớn nên các bộ phận trên cơ thể nó đều lớn hơn so với nội tạng của các loài động vật thông thường. Vì thận, cật bò cũng lớn hơn cật heo hoặc cừu. Nó có kích thước lớn, giống chùm nho.
Rất khó để xử lý cật bò cho sạch, việc tách bỏ lớp gân cần cẩn thận, sau đó mới tẩm gia vị rồi chế biến như xào hoặc nướng.
Thận là cơ quan giải độc và bài tiết của động vật, vì nó nó cần xử lý đúng cách mới có thể ăn được. Mặc dù hương vị sau khi chế biến của cật bò rất ngon nhưng nó có mùi nặng, nếu không xử lý kỹ có thể để lại mùi tanh bám lâu trên dao thớt.
Cật bò không có tác dụng làm thuốc cũng như chữa bệnh nhưng lại có giá trị dinh dưỡng phong phú. Nó giàu protein, vitamin A, B, sắt, kẽm, salen… Protein là nhu cầu hằng ngày của cơ thể con người, vitamin A có thể làm giảm da thô ráp và chứng khô mắt vào ban đêm, các ion sắt dồi dào trong cật bò cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.
Điều cần lưu ý là cật bò chứa nhiều cholesterol, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não nên ăn càng ít càng tốt. Ngoài ra, nội tạng động vật chứa nhiều purin, người bị bệnh gút, acid uric cao và chức năng thận không bình thường càng nên tránh ăn. Chỉ nên ăn cật bò một cách khoa học và hợp lý mới góp phần tăng cường sức khỏe.