Ở châu Á, người dân thường ăn nội tạng lợn, hi vọng rằng nội tạng mình cũng được bồi bổ. Thế nhưng, ít người biết có những bộ phận ở lợn đặc biệt không thích hợp để ăn. Ăn nhiều quá sẽ khiến tế bào ung thư bị "kích động" và phát triển, rõ ràng nhất là phổi lợn.Phổi lợn là bộ phận nhiều người thích ăn, giá rẻ hơn nữa qua chế biến vị cũng rất hấp dẫn. Trong các quán nhậu phổ biến các món ăn làm từ phổi lợn, như phổi lợn luộc, phổi lợn xào, phổi lợn nấu canh, phổi lợn trộn làm món nguội...Theo y học cổ truyền, phổi lợn có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm, thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày...Tuy nhiên, nhiều người bán hàng, nhiều cơ sở kinh doanh vì muốn bán được nhiều phổi lợn, muốn phổi lợn bảo quản được lâu ngày hơn nên đã thêm một lượng lớn chất phụ gia vào bộ phận này. Phổi lợn như vậy dễ biến đổi tế bào sau khi ăn, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và chức năng giải độc bình thường của cơ thể.Chưa hết, loại phổi kém chất lượng này cũng sản sinh ra một số chất gây ung thư trong cơ thể. Có thể nói chẳng khác nào chất xúc tác tế bào ung thư hoạt động, nếu bạn ăn thường xuyên thì tế bào ung thư càng "thích", càng hoạt động mạnh.Ngoài việc kích hoạt, xúc tác các tế bào ung thư hoạt động mạnh hơn, phổi lợn còn có thể gây ra những nguy hại khác ví dụ như làm tăng hàm lượng kim loại trong cơ thể, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.Hiện tại môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, có lẫn nhiều kim loại nặng. Môi trường sống của lợn vốn không sạch sẽ gì, lợn dễ hít phải kim loại nặng hơn. Phổi chính là nơi tích tụ những kim loại nặng này.Khi kim loại nặng đi vào con người, nó sẽ trở thành chất gây ung thư. Điều quan trọng nhất là phổi lợn có rất nhiều phế nang, kim loại nặng bám nhiều vào các phế nang này, một khi ăn phải dễ gây ra ung thư cho con người hay nói cách khác là khiến cơ thể trở thành môi trường tế bào ung thư hoạt động.Đồng thời, phổi lợn thực ra cũng giống như phổi của con người, là cơ quan hô hấp và lọc không khí. Trong quá trình hoạt động rất dễ tích tụ các loại độc tố, lâu ngày những độc tố này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến tế bào phổi bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến ung thư.Chưa hết, phổi lợn cũng là cơ quan nội tạng dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu cứ bất chấp tất cả, thường xuyên ăn phổi lợn thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Lợi ít hại nhiều, tốt nhất chúng ta nên ăn ít phổi lợn để tránh tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư hoạt động, phát triển và gây ra những tác hại không đáng có cho cơ thể.Mời quý độc giả xem video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn: VTV1.
Ở châu Á, người dân thường ăn nội tạng lợn, hi vọng rằng nội tạng mình cũng được bồi bổ. Thế nhưng, ít người biết có những bộ phận ở lợn đặc biệt không thích hợp để ăn. Ăn nhiều quá sẽ khiến tế bào ung thư bị "kích động" và phát triển, rõ ràng nhất là phổi lợn.
Phổi lợn là bộ phận nhiều người thích ăn, giá rẻ hơn nữa qua chế biến vị cũng rất hấp dẫn. Trong các quán nhậu phổ biến các món ăn làm từ phổi lợn, như phổi lợn luộc, phổi lợn xào, phổi lợn nấu canh, phổi lợn trộn làm món nguội...
Theo y học cổ truyền, phổi lợn có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm, thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày...
Tuy nhiên, nhiều người bán hàng, nhiều cơ sở kinh doanh vì muốn bán được nhiều phổi lợn, muốn phổi lợn bảo quản được lâu ngày hơn nên đã thêm một lượng lớn chất phụ gia vào bộ phận này. Phổi lợn như vậy dễ biến đổi tế bào sau khi ăn, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và chức năng giải độc bình thường của cơ thể.
Chưa hết, loại phổi kém chất lượng này cũng sản sinh ra một số chất gây ung thư trong cơ thể. Có thể nói chẳng khác nào chất xúc tác tế bào ung thư hoạt động, nếu bạn ăn thường xuyên thì tế bào ung thư càng "thích", càng hoạt động mạnh.
Ngoài việc kích hoạt, xúc tác các tế bào ung thư hoạt động mạnh hơn, phổi lợn còn có thể gây ra những nguy hại khác ví dụ như làm tăng hàm lượng kim loại trong cơ thể, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.
Hiện tại môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, có lẫn nhiều kim loại nặng. Môi trường sống của lợn vốn không sạch sẽ gì, lợn dễ hít phải kim loại nặng hơn. Phổi chính là nơi tích tụ những kim loại nặng này.
Khi kim loại nặng đi vào con người, nó sẽ trở thành chất gây ung thư. Điều quan trọng nhất là phổi lợn có rất nhiều phế nang, kim loại nặng bám nhiều vào các phế nang này, một khi ăn phải dễ gây ra ung thư cho con người hay nói cách khác là khiến cơ thể trở thành môi trường tế bào ung thư hoạt động.
Đồng thời, phổi lợn thực ra cũng giống như phổi của con người, là cơ quan hô hấp và lọc không khí. Trong quá trình hoạt động rất dễ tích tụ các loại độc tố, lâu ngày những độc tố này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến tế bào phổi bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến ung thư.
Chưa hết, phổi lợn cũng là cơ quan nội tạng dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu cứ bất chấp tất cả, thường xuyên ăn phổi lợn thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Lợi ít hại nhiều, tốt nhất chúng ta nên ăn ít phổi lợn để tránh tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư hoạt động, phát triển và gây ra những tác hại không đáng có cho cơ thể.