Gia đình nào cũng có bất đồng, nhưng khi các mâu thuẫn được giải quyết một cách bình tĩnh, trẻ em sẽ học được cách thể hiện tình cảm và mối lo ngại một các an toàn và ôn hoà. Khi cãi vã leo thang thành xô xát, chửi bới bằng những từ ngữ thô tục thì trẻ em bị ảnh hưởng rất lớn. Trẻ em cần hiểu rằng không bao giờ được phép không tôn trọng gia đình mình. Khi chứng kiến những cãi vã trong nhà thì hậu quả đối với trẻ em không chỉ tiêu cực mà còn kéo dài. Trẻ trở nên hung hăng: Khi thấy bố mẹ cãi nhau trước mặt con, trẻ em sẽ học được rằng cãi nhau là cách giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước cha mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân của chúng bằng cãi vã và đánh nhau. Hành vi hung hăng này có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường học hoặc trong một cộng đồng xã hội, ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻĐau khổ về tình cảm: Rất nhiều cách hành xử và rắc rối tình cảm của trẻ nhỏ là do mâu thuẫn giữa những người lớn trong gia đình. Chẳng hạn như khi người lớn đóng sập cửa lại thì trẻ sẽ sợ hãi. Khi cha mẹ đánh nhau hoặc tranh cãi trước mặt trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn, mất lợi ích. Trẻ có thể trở nên cực kỳ buồn bã vì những người mà trẻ yêu thương đang không hòa thuận với nhau. Điều này sẽ dẫn đến trẻ cảm thấy lo lắng, buồn bã, ít nói. Một số trẻ sẽ thu mình lại vì chúng thấy khó thể hiện tình cảm.Trẻ em học cách hình thành các mối quan hệ cá nhân và cách làm người lớn ngay trong chính môi trường sống của chúng. Nếu lớn lên trong các gia đình thường xuyên cãi nhau, khi lớn lên chúng sẽ bắt chước những hành vi của người lớn như đánh con của mình. Trẻ em rất dễ có vấn đề với lòng tin. Chúng thấy người lớn làm tổn thương lẫn nhau và sẽ tự động tránh xa khỏi những mối quan hệ đó vì sợ bị tổn thương. Trẻ gặp rắc rối về thể chất: Sự buồn bã về tình cảm thường chuyển thành các vấn đề về thể chất. Chẳng hạn như cha mẹ cãi nhau về tiền nong, trẻ cảm thấy mình vô dụng và trở nên lo lắng. Cảm giác này có thể sẽ được chuyển thành bệnh đau đầu hoặc đau dạ dày. Khi buồn bã, trẻ không muốn ăn hoặc ngược lại, ăn quá nhiều để đối phó. Lo lắng sẽ khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối mà cứ suy nghĩ mãi về các mâu thuẫn đã xảy ra trong ngày. Các triệu chứng về thể chất sẽ khiến trẻ phải nghỉ học hoặc không tham gia các hoạt động cùng bạn bè. (Nguồn ảnh: Pinterest)
Gia đình nào cũng có bất đồng, nhưng khi các mâu thuẫn được giải quyết một cách bình tĩnh, trẻ em sẽ học được cách thể hiện tình cảm và mối lo ngại một các an toàn và ôn hoà. Khi cãi vã leo thang thành xô xát, chửi bới bằng những từ ngữ thô tục thì trẻ em bị ảnh hưởng rất lớn. Trẻ em cần hiểu rằng không bao giờ được phép không tôn trọng gia đình mình. Khi chứng kiến những cãi vã trong nhà thì hậu quả đối với trẻ em không chỉ tiêu cực mà còn kéo dài.
Trẻ trở nên hung hăng: Khi thấy bố mẹ cãi nhau trước mặt con, trẻ em sẽ học được rằng cãi nhau là cách giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước cha mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân của chúng bằng cãi vã và đánh nhau. Hành vi hung hăng này có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường học hoặc trong một cộng đồng xã hội, ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ
Đau khổ về tình cảm: Rất nhiều cách hành xử và rắc rối tình cảm của trẻ nhỏ là do mâu thuẫn giữa những người lớn trong gia đình. Chẳng hạn như khi người lớn đóng sập cửa lại thì trẻ sẽ sợ hãi. Khi cha mẹ đánh nhau hoặc tranh cãi trước mặt trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn, mất lợi ích. Trẻ có thể trở nên cực kỳ buồn bã vì những người mà trẻ yêu thương đang không hòa thuận với nhau. Điều này sẽ dẫn đến trẻ cảm thấy lo lắng, buồn bã, ít nói. Một số trẻ sẽ thu mình lại vì chúng thấy khó thể hiện tình cảm.
Trẻ em học cách hình thành các mối quan hệ cá nhân và cách làm người lớn ngay trong chính môi trường sống của chúng. Nếu lớn lên trong các gia đình thường xuyên cãi nhau, khi lớn lên chúng sẽ bắt chước những hành vi của người lớn như đánh con của mình. Trẻ em rất dễ có vấn đề với lòng tin. Chúng thấy người lớn làm tổn thương lẫn nhau và sẽ tự động tránh xa khỏi những mối quan hệ đó vì sợ bị tổn thương.
Trẻ gặp rắc rối về thể chất: Sự buồn bã về tình cảm thường chuyển thành các vấn đề về thể chất. Chẳng hạn như cha mẹ cãi nhau về tiền nong, trẻ cảm thấy mình vô dụng và trở nên lo lắng. Cảm giác này có thể sẽ được chuyển thành bệnh đau đầu hoặc đau dạ dày. Khi buồn bã, trẻ không muốn ăn hoặc ngược lại, ăn quá nhiều để đối phó. Lo lắng sẽ khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối mà cứ suy nghĩ mãi về các mâu thuẫn đã xảy ra trong ngày. Các triệu chứng về thể chất sẽ khiến trẻ phải nghỉ học hoặc không tham gia các hoạt động cùng bạn bè. (Nguồn ảnh: Pinterest)