Biến thể COVID-19 mới WHO theo dõi: Khả năng lây nhiễm cao

Google News

XBB.1.16, biến thể phụ thuộc Omicron gây ra đợt bùng phát COVID-19 tại Ấn Độ, đã được báo cáo ở hàng chục quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi gắt gao biến thể phụ mới XBB.1.16 thuộc Omicron, được đặt tên là Arcturus. Các nhà virus học cho rằng biến thể COVID-19 mới XBB.1.16 là nguyên nhân chính khiến các ca bệnh gia tăng đột biến, nó được phát hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là tại Ấn Độ.
Theo Maria Van Kerkhove, Tiến sĩ, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 tại WHO và là giáo sư tại Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu của Đại học Georgetown ở Washington, DC (Mỹ), XBB.1.16 là một thứ rất đáng chú ý. Bà cũng cho biết, WHO đang tích cực theo dõi XBB.1.16, bởi vì nó có những thay đổi tiềm ẩn cần theo dõi kỹ.
Bien the COVID-19 moi WHO theo doi: Kha nang lay nhiem cao
 Ảnh minh hoạ.
Paul Pottinger, giáo sư Khoa dị ứng và bệnh truyền nhiễm tại UW Medicine ở Seattle, cho biết: "Đây dường như là một biến thể rất dễ lây lan, dựa trên các báo cáo từ khắp nơi trên thế giới".
Điều đáng lo ngại hơn nữa là biến thể này đang tấn công trẻ em mạnh mẽ, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng nhiễm XBB.1.16 dễ thấy nhất ở trẻ em là sốt cao, cảm lạnh và ho, tiêu chảy, ngứa kết mạc và dính mắt, không có mủ. 
Triệu chứng nhiễm XBB.1.16 ở người lớn khác hơn. Theo Tiến sĩ Kuldeep Grover, Trưởng khoa Chăm sóc Đặc biệt & Khoa Phổi, Bệnh viện CK Birla (R), Gurugram cho biết, các triệu chứng của biến thể mới này hầu hết giống như bệnh cúm cấp độ thấp.
Mọi người có thể gặp các triệu chứng ở đường hô hấp như chảy nước mũi, đau họng, sốt tăng chậm kéo dài trong một hoặc hai ngày và mất khứu giác. Trong trường hợp có các triệu chứng này, nên đi xét nghiệm COVID-19. Một số người có thể bị viêm phế quản nặng và ho.
Theo các chuyên gia, biến thể mới này khác với các biến thể trước ở chỗ nó lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện thấp và có thể tự chăm sóc tại nhà. Trong thời gian gần đây, những người đã được tiêm vắc xin và tiếp xúc với nhiễm trùng tự nhiên trong các đợt COVID-19 vừa qua đang phát triển khả năng miễn dịch mạnh mẽ chống lại virus, được gọi là miễn dịch lai.
Bien the COVID-19 moi WHO theo doi: Kha nang lay nhiem cao-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ.
Tiến sĩ Grover cho biết thêm, trong miễn dịch lai, cơ thể phát triển các kháng thể giúp chống lại các đột biến của virus. Người ta đã thấy rằng các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, nhưng chúng sẽ không dẫn đến số lượng lớn các ca nhập viện vì khả năng miễn dịch lai.
Tuy nhiên, khuyến khích mọi người nên rửa tay, đeo khẩu trang và tránh các cuộc tụ họp xã hội để ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ loại virus nào. Những người có các triệu chứng như ho và cảm lạnh nên tránh gặp gỡ mọi người để bệnh không lây sang người khỏe mạnh.
Được biết, biến thể phụ này đã được lưu hành trong vài tháng và theo Maria Van Kerkhove, quan chức của WHO, nó dường như không dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, vẫn cần cảnh giác cao độ vì những lo ngại về việc COVID-19 không chỉ dễ lây lan hơn mà còn gây bệnh nghiêm trọng hơn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: COVID-19 có thể gây viêm não tương tự bệnh Parkinson

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo TOI)

>> xem thêm

Bình luận(0)