Theo The Guardian, biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, phần mà hầu hết các loại vắc xin sử dụng để tạo ra hệ thống miễn dịch chống lại COVID-19. Ảnh minh họa: WebMD.Các đột biến protein gai có thể ảnh hưởng tới khả năng nhiễm bệnh và tốc độ lây lan của virus, cũng như khiến tế bào miễn dịch khó tấn công mầm bệnh hơn. Ảnh: EE.Biến thể B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana, nơi 3 trường hợp được ghi nhận, vào ngày 11/11. 6 ca mắc B.1.1.529 được phát hiện tại Nam Phi và Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận một ca là người trở về sau chuyến du lịch tới Nam Phi. Ảnh: News Sky.Liên quan đến sự xuất hiện của biến chủng đáng lo ngại này, nhiều quốc gia đã phát đi cảnh báo khẩn cấp. Ảnh: Alamy.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi sát sao và mở cuộc họp đặc biệt vào ngày 26/11 để thảo luận về tác động tiềm tàng của biến chủng này tới vắc xin và phương pháp điều trị. Ảnh: Mint.Giới khoa học cảnh báo biến chủng COVID-19 mới mang “số lượng đột biến cực kỳ cao” có thể làm bùng phát một đợt dịch mới khi nó tránh được hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Guardian.Ravi Gupta, giáo sư vi sinh học tại Đại học Cambridge, cho biết nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát hiện ra rằng hai trong số các đột biến trên B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết kháng thể. Ảnh: BBC.“Biến chủng B.1.1.529 chắc chắn là mối lo ngại đáng kể với số lượng đột biến hiện tại. Tuy nhiên, hiện chưa biết mức độ lây nhiễm của nó đến đâu”, giáo sư Ravi nói. Ảnh: Telegraph.“Rất khó để dự đoán mức độ lây truyền của biến chủng B.1.1.529 trong giai đoạn này. Hiện tại, nó cần được theo dõi sát sao và phân tích chặt chẽ, nhưng chúng ta chưa cần lo ngại quá mức”, Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền UCL, nhận định. Ảnh: Independent. Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Theo The Guardian, biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, phần mà hầu hết các loại vắc xin sử dụng để tạo ra hệ thống miễn dịch chống lại COVID-19. Ảnh minh họa: WebMD.
Các đột biến protein gai có thể ảnh hưởng tới khả năng nhiễm bệnh và tốc độ lây lan của virus, cũng như khiến tế bào miễn dịch khó tấn công mầm bệnh hơn. Ảnh: EE.
Biến thể B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana, nơi 3 trường hợp được ghi nhận, vào ngày 11/11. 6 ca mắc B.1.1.529 được phát hiện tại Nam Phi và Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận một ca là người trở về sau chuyến du lịch tới Nam Phi. Ảnh: News Sky.
Liên quan đến sự xuất hiện của biến chủng đáng lo ngại này, nhiều quốc gia đã phát đi cảnh báo khẩn cấp. Ảnh: Alamy.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi sát sao và mở cuộc họp đặc biệt vào ngày 26/11 để thảo luận về tác động tiềm tàng của biến chủng này tới vắc xin và phương pháp điều trị. Ảnh: Mint.
Giới khoa học cảnh báo biến chủng COVID-19 mới mang “số lượng đột biến cực kỳ cao” có thể làm bùng phát một đợt dịch mới khi nó tránh được hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Guardian.
Ravi Gupta, giáo sư vi sinh học tại Đại học Cambridge, cho biết nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phát hiện ra rằng hai trong số các đột biến trên B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết kháng thể. Ảnh: BBC.
“Biến chủng B.1.1.529 chắc chắn là mối lo ngại đáng kể với số lượng đột biến hiện tại. Tuy nhiên, hiện chưa biết mức độ lây nhiễm của nó đến đâu”, giáo sư Ravi nói. Ảnh: Telegraph.
“Rất khó để dự đoán mức độ lây truyền của biến chủng B.1.1.529 trong giai đoạn này. Hiện tại, nó cần được theo dõi sát sao và phân tích chặt chẽ, nhưng chúng ta chưa cần lo ngại quá mức”, Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền UCL, nhận định. Ảnh: Independent.
Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)