Hầm là cách chế biến thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Các món hầm thường sử dụng nhiệt độ dưới 100 độ C, giúp bảo quản được tối đa dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời không làm sản sinh ra các chất có hại do nhiệt. Ảnh: Sohu.Khi hầm thực phẩm cần phải đậy vung nên có thể chống được quá trình oxy hóa diễn ra, giữ được các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm. Ảnh: Sohu.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi hầm mềm, các cholesterol xấu" và hàm lượng axit béo bão hòa có trong các loại thịt sẽ giảm, các axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe sẽ tăng lên, cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Ảnh: Sohu.Khi hầm với lửa nhỏ trong một khoảng thời gian dài, thực phẩm sẽ mềm hơn, dễ ăn hơn, rất có lợi cho tiêu hóa đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Sohu.Để các món hầm được thơm ngon bỏ dưỡng cần chú ý những bí quyết sau. Đầu tiên là gia vị đi kèm. Trong các món hầm, gừng, hành, tỏi, tiêu không thể thiếu. Ảnh: wuhan.Đây là gia vị vừa giúp tăng hương vị cho món ăn lại giúp giảm ngấy, hạ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Mùi vị của món hầm sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu và gia vị đi kèm. Ví dụ rượu và hạt tiêu, hoa tiêu giúp loại bỏ mùi tanh. Ảnh: diyitui.Thứ hai, cần chú ý đến tính cân bằng dinh dưỡng trong món hầm. Khi hầm thực phẩm có thể cho thêm các loại thịt, đậu, khoai, rau xanh và rong... Bạn có thể chọn ra các thực phẩm tùy ý theo khẩu vị miễn sao trong đó có thực phẩm giàu chất xơ để giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Ảnh: wedalian.Tuy nhiên, chỉ nên cho thêm các loại củ như củ mài, các loại khoai, cà rốt, củ sen... hạn chế sử dụng rau lá xanh vì hầm trong thời gian dài sẽ làm mất đi dinh dưỡng của rau xanh. Ảnh: zuocai.Lượng nước để hầm thực phẩm cũng cần gấp rưỡi thực phẩm, nhiều quá thì thời gian hầm quá lâu sẽ phá vỡ mất dinh dưỡng có trong thực phẩm, ít quá sẽ dễ bị cháy. Ảnh: orderpic.Dùng lửa nhỏ hầm liu diu, nước chỉ nên chế một lần, trong quá trình hầm không nên mở vung để tránh bị oxy xâm nhập sẽ làm hỏng một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Ảnh: quanjing.Chỉ nên cho muối vào trước khi tắt bếp vì nếu cho muối sớm quá sẽ khiến protein có trong thực phẩm không thể giải phóng, nước hầm sẽ biến màu không đẹp. Cho muối vào muộn không làm ảnh hưởng đến mùi vị của món hầm, cũng không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thực phẩm. Ảnh: baidu.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các nhóm thực phẩm sau sẽ thích hợp với món hầm: Các loại đậu,. các loại nấm, các loại củ, các loại xương... đều có thể hầm với nhau tạo ra món canh dinh dưỡng vừa ngon miệng, vừa giúp cơ thể giữ ấm trong mùa đông lạnh giá. Ảnh: xiachufang.
Hầm là cách chế biến thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Các món hầm thường sử dụng nhiệt độ dưới 100 độ C, giúp bảo quản được tối đa dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời không làm sản sinh ra các chất có hại do nhiệt. Ảnh: Sohu.
Khi hầm thực phẩm cần phải đậy vung nên có thể chống được quá trình oxy hóa diễn ra, giữ được các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm. Ảnh: Sohu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau khi hầm mềm, các cholesterol xấu" và hàm lượng axit béo bão hòa có trong các loại thịt sẽ giảm, các axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe sẽ tăng lên, cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Ảnh: Sohu.
Khi hầm với lửa nhỏ trong một khoảng thời gian dài, thực phẩm sẽ mềm hơn, dễ ăn hơn, rất có lợi cho tiêu hóa đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Sohu.
Để các món hầm được thơm ngon bỏ dưỡng cần chú ý những bí quyết sau. Đầu tiên là gia vị đi kèm. Trong các món hầm, gừng, hành, tỏi, tiêu không thể thiếu. Ảnh: wuhan.
Đây là gia vị vừa giúp tăng hương vị cho món ăn lại giúp giảm ngấy, hạ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Mùi vị của món hầm sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu và gia vị đi kèm. Ví dụ rượu và hạt tiêu, hoa tiêu giúp loại bỏ mùi tanh. Ảnh: diyitui.
Thứ hai, cần chú ý đến tính cân bằng dinh dưỡng trong món hầm. Khi hầm thực phẩm có thể cho thêm các loại thịt, đậu, khoai, rau xanh và rong... Bạn có thể chọn ra các thực phẩm tùy ý theo khẩu vị miễn sao trong đó có thực phẩm giàu chất xơ để giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol. Ảnh: wedalian.
Tuy nhiên, chỉ nên cho thêm các loại củ như củ mài, các loại khoai, cà rốt, củ sen... hạn chế sử dụng rau lá xanh vì hầm trong thời gian dài sẽ làm mất đi dinh dưỡng của rau xanh. Ảnh: zuocai.
Lượng nước để hầm thực phẩm cũng cần gấp rưỡi thực phẩm, nhiều quá thì thời gian hầm quá lâu sẽ phá vỡ mất dinh dưỡng có trong thực phẩm, ít quá sẽ dễ bị cháy. Ảnh: orderpic.
Dùng lửa nhỏ hầm liu diu, nước chỉ nên chế một lần, trong quá trình hầm không nên mở vung để tránh bị oxy xâm nhập sẽ làm hỏng một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Ảnh: quanjing.
Chỉ nên cho muối vào trước khi tắt bếp vì nếu cho muối sớm quá sẽ khiến protein có trong thực phẩm không thể giải phóng, nước hầm sẽ biến màu không đẹp. Cho muối vào muộn không làm ảnh hưởng đến mùi vị của món hầm, cũng không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thực phẩm. Ảnh: baidu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các nhóm thực phẩm sau sẽ thích hợp với món hầm: Các loại đậu,. các loại nấm, các loại củ, các loại xương... đều có thể hầm với nhau tạo ra món canh dinh dưỡng vừa ngon miệng, vừa giúp cơ thể giữ ấm trong mùa đông lạnh giá. Ảnh: xiachufang.