Bị bóng đè liên tục, bác sĩ nhắc 2 nhóm người cẩn thận

Google News

Bóng đè hay còn gọi là chứng tê liệt khi ngủ, xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc. Người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo có ý thức nhưng không thể cử động chân tay, cảm giác như "ma quỷ" đè lên người.

Anh Tiểu Lý, ở Đài Loan (Trung Quốc), làm việc theo ca trong một nhà máy công nghệ, trước đây làm việc rất tốt, nhưng trong hai đến ba tháng qua, anh trở nên dễ lo lắng và hồi hộp.
Rõ ràng Tiểu Lý thông thạo các kỹ thuật vận hành, nhưng bây giờ lại bắt đầu lo lắng về việc chưa làm tốt nhiệm vụ, tâm trạng rất xấu. Khi đi ngủ, Tiểu Lý rất khó vào giấc, phải dùng thuốc ngủ nhưng cũng không mấy cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đặc biệt là gần đây, khi đang ngủ, Tiểu Lý phát hiện mình thường xuyên không thể di chuyển giữa trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, rõ ràng còn ý thức nhưng không thể cử động cơ thể, vô cùng căng thẳng vì chuyện bị "bóng đè".
Bi bong de lien tuc, bac si nhac 2 nhom nguoi can than
   Ảnh minh họa.
Sợ hãi, mệt mỏi, anh Tiểu Lý quyết định đi khám. Được bác sĩ Trần Uy Nhâm, Khoa Tâm thần của Bệnh viện An Nam tiếp nhận, Tiểu Lý được xác nhận mắc chứng tê liệt khi ngủ, hiện qua được giai đoạn khó khăn, bệnh tình thuyên giảm, điều trị ngoại trú và theo dõi. Về việc lo lắng quá độ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc thì được chẩn đoán là một phần của bệnh trầm cảm do mất ngủ triền miên.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc chứng tê liệt khi ngủ là khoảng 7,6%, phụ nữ nhiều hơn nam giới một chút.
Bác sĩ Trần Uy Nhâm cho biết, giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh, lúc này não bộ con người sẽ hiểu rằng mình đang mơ, sự căng cơ của cơ thể gần như bị ức chế nếu con người đột nhiên tỉnh dậy trong thời gian chuyển động mắt nhanh.
Bởi vì sự căng cơ của cơ thể vẫn đang ở trạng thái bị đè nén nên bộ não tỉnh táo sẽ nhận ra toàn bộ cơ thể không thể cử động được, cảm giác như có một vật vô hình nào đó đang đè lên cơ thể.
Những người sau thuộc nhóm nguy cơ cao mắc chứng tê liệt khi ngủ, nếu hiện tượng xuất hiện nhiều lần cần được chăm sóc y tế ngay.
Thứ nhất, người có chất lượng giấc ngủ kém hoặc người làm ca đêm có thể bị tăng tỷ lệ mắc chứng tê liệt khi ngủ.
Thứ hai, người có một số vấn đề về thể chất và tinh thần như rối loạn lo âu, sử dụng rượu và các sự kiện căng thẳng do chấn thương cũng có thể liên quan đến chứng tê liệt khi ngủ.
Theo bác sĩ Trần Uy Nhâm, hầu hết tình trạng tê liệt khi ngủ sẽ gây ra cảm giác đau khổ hoặc sợ hãi trong thời gian ngắn và sẽ không gây tổn hại lâu dài, nhưng nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn và ảnh hưởng đến chất lượng chung của cuộc sống hoặc công việc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm kiếm sự hỗ trợ thêm nhằm phân biệt xem có rối loạn giấc ngủ nào khác hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần hay không.
Bác sĩ Trần Uy Nhâm nhấn mạnh, trên thực tế, tỷ lệ tê liệt khi ngủ tương đối cao nhưng hầu hết chỉ cần được đánh giá và quan sát, không cần lo lắng quá nhiều. Quan trọng nhất là chứng tê liệt khi ngủ có thể mắc đồng thời với bệnh tâm thần và ám chỉ sự mất ổn định của dây thần kinh tự chủ, nếu liên tục cảm thấy khó chịu với các triệu chứng thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn đánh giá và theo dõi, điều trị bằng thuốc và các liệu pháp khác.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Nguồn video: VTV

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)