Nhiều người gặp phải trường hợp "bóng đè", mặc dù đầu óc tỉnh táo nhưng không cử động được, kêu cứu cũng không thành tiếng, nhiều người còn nghe thấy, nhìn thấy những chuyện lạ lùng. Vậy " bóng đè" là gì? Tại sao một số người hay bị "bóng đè' còn người khác thì không? Làm thế nào để khắc phục? Tại sao bị "bóng đè" lại xảy ra? Theo BS Vương Đức Sinh, về mặt y học, hiện tượng "bóng đè" là hiện tượng tê liệt khi ngủ. Đây là tình trạng khá phổ biến, đa số mọi người đều từng trải qua.Tức, não bộ tỉnh táo nhưng các cơ trên cơ thể không tỉnh táo, bao gồm miệng, lưỡi, tay chân...Tại sao nhiều người bị "bóng đè" nhìn thấy bóng, nghe thấy tiếng thì thầm lạ lùng? Bác sĩ Vương Đức Sinh giải thích rằng, khi cơ thể con người rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng tột độ, não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone, khiến bản thân tự lừa dối và cho phép bản thân có cơ chế giải thích hợp lý.Trong trạng thái bị "bóng đè", não bộ dễ dàng sinh ra ảo giác thính giác và thị giác, trong đó ảo giác thính giác thường gặp hơn ảo giác thị giác. Đáng nói, có những người mắt nhắm nghiền nhưng vẫn nhìn thấy những chuyển động lạ. Đó chính là minh chứng rõ ràng của ảo giác.Đối với các tình trạng như khó thở và áp lực, bác sĩ Vương cho biết, mặc dù nhịp thở không được kiểm soát bởi ý thức nhưng sẽ chuyển sang trạng thái thở nhẹ hơn. Khi bị "bóng đè", họ sẽ cảm giác khó thở, cảm giác bị đè nặng, đây cũng là nguyên nhân do hô hấp đang ở trạng thái nhẹ và nông.Cuối cùng, cộng thêm yếu tố tâm lý, khi không giải thích được hiện tượng nào đó hợp lý, mọi người thường đổ cho những "thế lực siêu nhiên", tạo thành một vòng luẩn quẩn.Những người nào dễ bị "bóng đè?". Các yếu tố chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, rối loạn giấc ngủ... Những tình trạng này có thể dễ dàng khiến não thức dậy không đúng thời điểm và hình thành chứng tê liệt khi ngủ hay "bóng đè".Bệnh nhân có vấn đề về tinh thần thường khó ngủ, mất ngủ và bị ảnh hưởng bởi thuốc, đặc biệt là bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tăng động,... Những người hay lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi là những người dễ bị "bóng đè" nhất.Những người căng thẳng vì các cuộc thi lớn, người thường xuyên phải di chuyển, thay đổi chỗ ở, liên tục phải tiếp cận một môi trường không quen thuộc cũng sẽ hay bị "bóng đè.Một số người nhạy cảm hơn với mùi, chẳng hạn mùi gỗ, mùi thơm lạ lùng. Đặc biệt, người có niềm tin mãnh liệt vào dân gian cũng hay bị "bóng đè".Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bác sĩ Vương gợi ý rằng nếu bạn thường xuyên bị tê liệt khi ngủ, trước tiên bạn nên kiểm tra xem mình có thuộc các nhóm trên hay không, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ liên quan nêu trên.Hãy giữ tinh thần thoải mái, cải thiện môi trường ngủ, không sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dùng tinh dầu có thể giúp thư giãn, ngủ thoải mái. Nếu mắc bệnh về tinh thần nên đến bác sĩ tư vấn, điều trị.Nên tránh uống những đồ uống có chứa cafein và cồn trước khi đi ngủ. Hãy uống trà thảo mộc giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương. Sữa cũng có thể giúp bạn ngủ ngon. Chuối rất giàu ion canxi và magiê, ăn vài giờ trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ.Cần lưu ý rằng, đối với những người có niềm tin dân gian mạnh mẽ thì việc cầu nguyện, tụng kinh Phật cũng có thể giúp cải thiện chứng "bóng đè". Theo quan điểm y học và tâm lý, điều này có thể giúp tâm lý mọi người thoải mái hơn, nhờ vậy ngủ ngon hơn và tránh được tình trạng tê liệt khi ngủ.Mới quý độc giả xem video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn: VTV3.
Nhiều người gặp phải trường hợp "bóng đè", mặc dù đầu óc tỉnh táo nhưng không cử động được, kêu cứu cũng không thành tiếng, nhiều người còn nghe thấy, nhìn thấy những chuyện lạ lùng. Vậy " bóng đè" là gì? Tại sao một số người hay bị "bóng đè' còn người khác thì không? Làm thế nào để khắc phục?
Tại sao bị "bóng đè" lại xảy ra? Theo BS Vương Đức Sinh, về mặt y học, hiện tượng "bóng đè" là hiện tượng tê liệt khi ngủ. Đây là tình trạng khá phổ biến, đa số mọi người đều từng trải qua.Tức, não bộ tỉnh táo nhưng các cơ trên cơ thể không tỉnh táo, bao gồm miệng, lưỡi, tay chân...
Tại sao nhiều người bị "bóng đè" nhìn thấy bóng, nghe thấy tiếng thì thầm lạ lùng? Bác sĩ Vương Đức Sinh giải thích rằng, khi cơ thể con người rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng tột độ, não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone, khiến bản thân tự lừa dối và cho phép bản thân có cơ chế giải thích hợp lý.
Trong trạng thái bị "bóng đè", não bộ dễ dàng sinh ra ảo giác thính giác và thị giác, trong đó ảo giác thính giác thường gặp hơn ảo giác thị giác. Đáng nói, có những người mắt nhắm nghiền nhưng vẫn nhìn thấy những chuyển động lạ. Đó chính là minh chứng rõ ràng của ảo giác.
Đối với các tình trạng như khó thở và áp lực, bác sĩ Vương cho biết, mặc dù nhịp thở không được kiểm soát bởi ý thức nhưng sẽ chuyển sang trạng thái thở nhẹ hơn. Khi bị "bóng đè", họ sẽ cảm giác khó thở, cảm giác bị đè nặng, đây cũng là nguyên nhân do hô hấp đang ở trạng thái nhẹ và nông.
Cuối cùng, cộng thêm yếu tố tâm lý, khi không giải thích được hiện tượng nào đó hợp lý, mọi người thường đổ cho những "thế lực siêu nhiên", tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Những người nào dễ bị "bóng đè?". Các yếu tố chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, rối loạn giấc ngủ... Những tình trạng này có thể dễ dàng khiến não thức dậy không đúng thời điểm và hình thành chứng tê liệt khi ngủ hay "bóng đè".
Bệnh nhân có vấn đề về tinh thần thường khó ngủ, mất ngủ và bị ảnh hưởng bởi thuốc, đặc biệt là bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tăng động,... Những người hay lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi là những người dễ bị "bóng đè" nhất.
Những người căng thẳng vì các cuộc thi lớn, người thường xuyên phải di chuyển, thay đổi chỗ ở, liên tục phải tiếp cận một môi trường không quen thuộc cũng sẽ hay bị "bóng đè.
Một số người nhạy cảm hơn với mùi, chẳng hạn mùi gỗ, mùi thơm lạ lùng. Đặc biệt, người có niềm tin mãnh liệt vào dân gian cũng hay bị "bóng đè".
Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bác sĩ Vương gợi ý rằng nếu bạn thường xuyên bị tê liệt khi ngủ, trước tiên bạn nên kiểm tra xem mình có thuộc các nhóm trên hay không, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ liên quan nêu trên.
Hãy giữ tinh thần thoải mái, cải thiện môi trường ngủ, không sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dùng tinh dầu có thể giúp thư giãn, ngủ thoải mái. Nếu mắc bệnh về tinh thần nên đến bác sĩ tư vấn, điều trị.
Nên tránh uống những đồ uống có chứa cafein và cồn trước khi đi ngủ. Hãy uống trà thảo mộc giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương. Sữa cũng có thể giúp bạn ngủ ngon. Chuối rất giàu ion canxi và magiê, ăn vài giờ trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ.
Cần lưu ý rằng, đối với những người có niềm tin dân gian mạnh mẽ thì việc cầu nguyện, tụng kinh Phật cũng có thể giúp cải thiện chứng "bóng đè". Theo quan điểm y học và tâm lý, điều này có thể giúp tâm lý mọi người thoải mái hơn, nhờ vậy ngủ ngon hơn và tránh được tình trạng tê liệt khi ngủ.
Mới quý độc giả xem video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Nguồn: VTV3.