Tại sao tóc lại bạc đi? Thực ra tóc chúng ta không phải lúc nào cũng có màu đen hoặc vàng, đỏ…Nguyên thủy khi còn trong bào thai, tóc đã có màu bạc. Khi tế bào biểu bì tạo hắc tố hình thành thì tóc mới mất đi màu tự nhiên. Như vậy, lượng hắc tố melanin nằm giữa thân tóc mới là yếu tố quyết định màu tóc. Tuy nhiên theo thời gian, một loại enzyme có tên là telomerase làm chậm quá trình sản sinh melanin khiến cho màu tóc càng ngày càng nhạt đi. Tất cả những người ở độ tuổi 30 đều sẽ cho rằng tóc bị bạc sớm khi thấy đầu mình xuất hiện vài sợi bạc, nhưng đây chính là độ tuổi mà tóc sẽ có thể bắt đầu bạc đi. Tương tự như rụng tóc thì bạc tóc có nguyên nhân rất lớn là di truyền. Vì vậy bạn có thể nhìn vào ông bà, bố mẹ mình để biết tương lai tóc mình sẽ bạc ra sao. Bạc tóc là một quá trình. Thường thì tóc sẽ bạc trước từ hai bên thái dương rồi ăn sâu dần ra phía sau và lên phía trên đỉnh Bạn từng nghe nhiều người nói càng nhổ thì tóc bạc mọc ra càng nhiều. Nhưng sự thật không phải như vậy. Khi bạn nhổ tóc bạc thì nang tóc vẫn nằm nguyên ở đó và một sợi tóc khác sẽ mọc ra. Nếu may mắn thì tóc mới mọc ra không bị bạc. Nhưng nhổ tóc bạc quá nhiều thì khiến nang tóc bị hỏng và tóc không mọc ra được nữa. Vậy giữa không có tóc và có tóc nhưng bạc thì bạn chọn cái nào? Căng thẳng tuy không là nguyên nhân trực tiếp gây bạc tóc nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình khiến tóc bạc sớm. Ngoài ra những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe như ăn uống, nghỉ ngơi, hút thuốc, uống thuốc đều có thể khiến tóc bị bạc. Tóc bạc khiến bạn trông già hơn, nhưng không có nghĩa là bạn già đi. Các nhà khoa học chưa tìm được mối liên hệ nào giữa bệnh tim mạch (thường xuất hiện ở tuổi già) với các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hoặc bạc tóc. Dù tin hay không thì bạn hoàn toàn có thể làm ngưng, đảo ngược hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình bạc tóc. Cách tốt nhất là chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, kiểm soát stress, bổ sung vitamin cho tóc để tóc khỏe hơn. Hoặc cũng có thể dùng các liệu pháp thẩm mỹ để tăng cường sức khỏe cho mái tóc. (Nguồn ảnh: Thelist)
Tại sao tóc lại bạc đi? Thực ra tóc chúng ta không phải lúc nào cũng có màu đen hoặc vàng, đỏ…Nguyên thủy khi còn trong bào thai, tóc đã có màu bạc. Khi tế bào biểu bì tạo hắc tố hình thành thì tóc mới mất đi màu tự nhiên. Như vậy, lượng hắc tố melanin nằm giữa thân tóc mới là yếu tố quyết định màu tóc.
Tuy nhiên theo thời gian, một loại enzyme có tên là telomerase làm chậm quá trình sản sinh melanin khiến cho màu tóc càng ngày càng nhạt đi.
Tất cả những người ở độ tuổi 30 đều sẽ cho rằng tóc bị bạc sớm khi thấy đầu mình xuất hiện vài sợi bạc, nhưng đây chính là độ tuổi mà tóc sẽ có thể bắt đầu bạc đi. Tương tự như rụng tóc thì bạc tóc có nguyên nhân rất lớn là di truyền. Vì vậy bạn có thể nhìn vào ông bà, bố mẹ mình để biết tương lai tóc mình sẽ bạc ra sao.
Bạc tóc là một quá trình. Thường thì tóc sẽ bạc trước từ hai bên thái dương rồi ăn sâu dần ra phía sau và lên phía trên đỉnh
Bạn từng nghe nhiều người nói càng nhổ thì tóc bạc mọc ra càng nhiều. Nhưng sự thật không phải như vậy. Khi bạn nhổ tóc bạc thì nang tóc vẫn nằm nguyên ở đó và một sợi tóc khác sẽ mọc ra. Nếu may mắn thì tóc mới mọc ra không bị bạc. Nhưng nhổ tóc bạc quá nhiều thì khiến nang tóc bị hỏng và tóc không mọc ra được nữa. Vậy giữa không có tóc và có tóc nhưng bạc thì bạn chọn cái nào?
Căng thẳng tuy không là nguyên nhân trực tiếp gây bạc tóc nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình khiến tóc bạc sớm. Ngoài ra những nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe như ăn uống, nghỉ ngơi, hút thuốc, uống thuốc đều có thể khiến tóc bị bạc.
Tóc bạc khiến bạn trông già hơn, nhưng không có nghĩa là bạn già đi. Các nhà khoa học chưa tìm được mối liên hệ nào giữa bệnh tim mạch (thường xuất hiện ở tuổi già) với các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hoặc bạc tóc.
Dù tin hay không thì bạn hoàn toàn có thể làm ngưng, đảo ngược hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình bạc tóc. Cách tốt nhất là chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, kiểm soát stress, bổ sung vitamin cho tóc để tóc khỏe hơn. Hoặc cũng có thể dùng các liệu pháp thẩm mỹ để tăng cường sức khỏe cho mái tóc. (Nguồn ảnh: Thelist)