Vào mùa hè nắng nóng, những loại trái cây thanh mát, giải nhiệt thường là lựa chọn yêu thích của nhiều người. Trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, cũng như glucose, fructose và sucrose. Trong đó, đường fructose không cần sự tham gia của insulin khi chuyển hóa nên bệnh nhân tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn trái cây.Dưới góc độ nhu cầu thể chất, người bệnh tiểu đường ăn một số loại trái cây vẫn rất tốt, vì trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất, niacin, caroten và một lượng chất xơ nhất định. Tuy vậy, bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây tuyệt đối phải nhớ những lưu ý sau đây.Không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn. Bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng chọn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, có vị chua ngọt và tốt nhất là ăn giữa các bữa chính, thường vào khoảng 9h30 sáng hoặc khoảng 3h30 chiều, không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, tránh tăng cục bộ đường huyết.Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi bữa và thay thế thực phẩm chính và trái cây. Ví dụ, nếu bạn ăn 200-250 gram trái cây tươi mỗi ngày, bạn phải trừ đi 25 gram thực phẩm chủ yếu để tránh tổng lượng calo nạp vào cơ thể trong cả ngày.Nên ăn nửa quả táo mỗi ngày. Hàm lượng protein, chất béo và carbohydrate trong táo rất thấp, giàu vitamin E (khoảng 2,12mg/100g) và vitamin C (khoảng 4mg/100g) có thể duy trì chức năng của insulin, thúc đẩy việc sử dụng glucose của các mô và sự hình thành insulin.Điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể cũng có thể ức chế tác dụng của aldose reductase, trì hoãn hoặc cải thiện bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường. Chất gôm và crom trong táo có thể duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu, do đó, táo là loại trái cây người tiểu đường nên ăn.Bo và mangan (khoảng 0,03mg/100g) chứa trong táo có lợi cho việc hấp thụ và sử dụng canxi, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh nhân tiểu đường khỏi chứng loãng xương. Không chỉ thế, táo cũng chứa nhiều kali (khoảng 119mg/100g), có thể kết hợp với lượng natri dư thừa của cơ thể để đào thải ra ngoài, làm giảm huyết áp.Táo cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng tiết mật và chức năng axit mật, do đó tránh được sự kết tủa của cholesterol trong mật tạo thành sỏi mật. Lưu ý là nên ăn táo tươi, sau khi bổ ăn luôn. Không nên ăn táo khi bụng đói, vì axit trái cây có trong táo và axit dịch vị sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.Nên ăn anh đào. Anh đào rất giàu anthocyanins, có thể thúc đẩy việc sản xuất insulin và tăng hàm lượng insulin trong cơ thể, do đó làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, anh đào là loại trái cây ít năng lượng, ít đường nên sẽ không làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn.Anh đào rất giàu vitamin E (khoảng 2,22mg/100g), có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận. Đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng về hệ tim mạch. Chất sắt chứa trong quả anh đào (khoảng 11,4mg / 100g) có thể thúc đẩy quá trình tái tạo hemoglobin, ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và tăng cường thể chất.Tuy vậy, vì anh đào có tính ấm, không nên ăn quá nhiều một lúc. Cũng không nên ăn chung anh đào và dưa chuột, các enzym trong dưa chuột sẽ phá hủy vitamin C trong anh đào.Người tiểu đường nên ăn dâu tây và bột yến mạch vào bữa sáng. Dâu tây có năng lượng thấp (khoảng 32kcal/100g) và sẽ không làm tăng gánh nặng cho các tế bào tiểu đảo tụy. Thêm nữa chất xơ có trong nó có thể kéo dài thời gian cư trú của thức ăn trong dạ dày, giảm tốc độ hấp thụ glucose và không gây biến động mạnh lượng đường trong máu.Caroten (khoảng 30ug/100g) chứa trong dâu tây là chất quan trọng để tổng hợp vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh về mắt. Ngoài ra, dâu tây còn rất giàu vitamin C (khoảng 11,4mg/100g) có tác dụng phòng ngừa tích cực các bệnh như xơ cứng động mạch, mạch vành tim, đau thắt ngực, xuất huyết não, tăng huyết áp, mỡ máu.Cháo dâu với yến mạch có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết, có thể dùng làm bữa sáng hoặc bữa phụ cho bệnh nhân đái tháo đường.
Vào mùa hè nắng nóng, những loại trái cây thanh mát, giải nhiệt thường là lựa chọn yêu thích của nhiều người. Trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, cũng như glucose, fructose và sucrose. Trong đó, đường fructose không cần sự tham gia của insulin khi chuyển hóa nên bệnh nhân tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn trái cây.
Dưới góc độ nhu cầu thể chất, người bệnh tiểu đường ăn một số loại trái cây vẫn rất tốt, vì trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất, niacin, caroten và một lượng chất xơ nhất định. Tuy vậy, bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây tuyệt đối phải nhớ những lưu ý sau đây.
Không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn. Bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng chọn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, có vị chua ngọt và tốt nhất là ăn giữa các bữa chính, thường vào khoảng 9h30 sáng hoặc khoảng 3h30 chiều, không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, tránh tăng cục bộ đường huyết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi bữa và thay thế thực phẩm chính và trái cây. Ví dụ, nếu bạn ăn 200-250 gram trái cây tươi mỗi ngày, bạn phải trừ đi 25 gram thực phẩm chủ yếu để tránh tổng lượng calo nạp vào cơ thể trong cả ngày.
Nên ăn nửa quả táo mỗi ngày. Hàm lượng protein, chất béo và carbohydrate trong táo rất thấp, giàu vitamin E (khoảng 2,12mg/100g) và vitamin C (khoảng 4mg/100g) có thể duy trì chức năng của insulin, thúc đẩy việc sử dụng glucose của các mô và sự hình thành insulin.
Điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể cũng có thể ức chế tác dụng của aldose reductase, trì hoãn hoặc cải thiện bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường. Chất gôm và crom trong táo có thể duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu, do đó, táo là loại trái cây người tiểu đường nên ăn.
Bo và mangan (khoảng 0,03mg/100g) chứa trong táo có lợi cho việc hấp thụ và sử dụng canxi, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh nhân tiểu đường khỏi chứng loãng xương. Không chỉ thế, táo cũng chứa nhiều kali (khoảng 119mg/100g), có thể kết hợp với lượng natri dư thừa của cơ thể để đào thải ra ngoài, làm giảm huyết áp.
Táo cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng tiết mật và chức năng axit mật, do đó tránh được sự kết tủa của cholesterol trong mật tạo thành sỏi mật. Lưu ý là nên ăn táo tươi, sau khi bổ ăn luôn. Không nên ăn táo khi bụng đói, vì axit trái cây có trong táo và axit dịch vị sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Nên ăn anh đào. Anh đào rất giàu anthocyanins, có thể thúc đẩy việc sản xuất insulin và tăng hàm lượng insulin trong cơ thể, do đó làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, anh đào là loại trái cây ít năng lượng, ít đường nên sẽ không làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn.
Anh đào rất giàu vitamin E (khoảng 2,22mg/100g), có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận. Đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng về hệ tim mạch. Chất sắt chứa trong quả anh đào (khoảng 11,4mg / 100g) có thể thúc đẩy quá trình tái tạo hemoglobin, ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và tăng cường thể chất.
Tuy vậy, vì anh đào có tính ấm, không nên ăn quá nhiều một lúc. Cũng không nên ăn chung anh đào và dưa chuột, các enzym trong dưa chuột sẽ phá hủy vitamin C trong anh đào.
Người tiểu đường nên ăn dâu tây và bột yến mạch vào bữa sáng. Dâu tây có năng lượng thấp (khoảng 32kcal/100g) và sẽ không làm tăng gánh nặng cho các tế bào tiểu đảo tụy. Thêm nữa chất xơ có trong nó có thể kéo dài thời gian cư trú của thức ăn trong dạ dày, giảm tốc độ hấp thụ glucose và không gây biến động mạnh lượng đường trong máu.
Caroten (khoảng 30ug/100g) chứa trong dâu tây là chất quan trọng để tổng hợp vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh về mắt. Ngoài ra, dâu tây còn rất giàu vitamin C (khoảng 11,4mg/100g) có tác dụng phòng ngừa tích cực các bệnh như xơ cứng động mạch, mạch vành tim, đau thắt ngực, xuất huyết não, tăng huyết áp, mỡ máu.
Cháo dâu với yến mạch có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết, có thể dùng làm bữa sáng hoặc bữa phụ cho bệnh nhân đái tháo đường.