Jaheim Whigham sinh ra đã không may mắc khuyết tật tim bẩm sinh được gọi là hội chứng giảm sản tim trái. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tim trái của cậu bé đã không được phát triển hoàn chỉnh, do đó không thể thực hiện bơm máu cho cơ thể đầy đủ.Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật cấy ghép tim hồi 7 tuổi, tuy nhiên, trong một lần kiểm tra sức khỏe gần đây, các bác sĩ đã phát hiện cơ thể cậu đang có dấu hiệu đào thải trái tim cấy ghép, khiến cho cơ thể cậu bé ngày càng yếu đi.Các bác sĩ tại Bệnh viện Ann & Robert Lurie Children's Hospital (Mỹ) đã gợi ý cho cha mẹ cậu bé giải pháp dùng trái tim nhân tạo được thiết kế đặc biệt có tên là Syncardia. SynCardia là thiết bị tim nhân tạo (TAH-t) có thể cấy ghép vào lồng ngực bệnh nhân để duy trì hoạt động bơm máu cho cơ thể, trong khi chờ đợi được cấy ghép tim từ người hiến tặng.Cấu trúc của thiết bị này gồm hai ống nhỏ từ thiết bị này kết nối với một nguồn cung cấp điện bên ngoài được gọi là một trình điều khiển và được đặt trong một chiếc balo nhỏ có thể đeo sau lưng người bệnh. Các bác sĩ cũng lựa chọn một thiết bị TAH-t có kích thước dành cho phụ nữ để có thể đặt vừa trong ngực Jaheim. Các bác sĩ hy vọng rằng thiết bị này có thể giúp cậu bé kéo dài thời gian sống cho đến khi tìm kiếm được một trái tim để thay thế.Ngày 1/12 vừa qua, Jaheim đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ cấy ghép thiết bị này. Cậu bé cũng là người trẻ tuổi nhất trong 40 người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép thiết bị mới này.Tiến sĩ Carl Backer, người đứng đầu Khoa tim mạch tại Bệnh viện Lurie cho biết, ca phẫu thuật dù gặp phải một số khó khăn nhưng cho đến nay, sức khỏe cậu bé đã phục hồi tốt. Hiện nay, cậu bé đã có thể tự thở, đi bộ xung quanh. Các bác sĩ cho hay Jaheim sẽ sử dụng thiết bị tạm thời này trong thời gian từ 6-9 tháng để chờ đợi được ghép trái tim mới.
Jaheim Whigham sinh ra đã không may mắc khuyết tật tim bẩm sinh được gọi là hội chứng giảm sản tim trái. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tim trái của cậu bé đã không được phát triển hoàn chỉnh, do đó không thể thực hiện bơm máu cho cơ thể đầy đủ.
Cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật cấy ghép tim hồi 7 tuổi, tuy nhiên, trong một lần kiểm tra sức khỏe gần đây, các bác sĩ đã phát hiện cơ thể cậu đang có dấu hiệu đào thải trái tim cấy ghép, khiến cho cơ thể cậu bé ngày càng yếu đi.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Ann & Robert Lurie Children's Hospital (Mỹ) đã gợi ý cho cha mẹ cậu bé giải pháp dùng trái tim nhân tạo được thiết kế đặc biệt có tên là Syncardia. SynCardia là thiết bị tim nhân tạo (TAH-t) có thể cấy ghép vào lồng ngực bệnh nhân để duy trì hoạt động bơm máu cho cơ thể, trong khi chờ đợi được cấy ghép tim từ người hiến tặng.
Cấu trúc của thiết bị này gồm hai ống nhỏ từ thiết bị này kết nối với một nguồn cung cấp điện bên ngoài được gọi là một trình điều khiển và được đặt trong một chiếc balo nhỏ có thể đeo sau lưng người bệnh. Các bác sĩ cũng lựa chọn một thiết bị TAH-t có kích thước dành cho phụ nữ để có thể đặt vừa trong ngực Jaheim. Các bác sĩ hy vọng rằng thiết bị này có thể giúp cậu bé kéo dài thời gian sống cho đến khi tìm kiếm được một trái tim để thay thế.
Ngày 1/12 vừa qua, Jaheim đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ cấy ghép thiết bị này. Cậu bé cũng là người trẻ tuổi nhất trong 40 người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép thiết bị mới này.
Tiến sĩ Carl Backer, người đứng đầu Khoa tim mạch tại Bệnh viện Lurie cho biết, ca phẫu thuật dù gặp phải một số khó khăn nhưng cho đến nay, sức khỏe cậu bé đã phục hồi tốt. Hiện nay, cậu bé đã có thể tự thở, đi bộ xung quanh. Các bác sĩ cho hay Jaheim sẽ sử dụng thiết bị tạm thời này trong thời gian từ 6-9 tháng để chờ đợi được ghép trái tim mới.