Isabelle Dinoire, một phụ nữ Pháp và cũng là người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép mặt đã qua đời 11 năm sau ca phẫu thuật tiền đề cho rất nhiều ca phẫu thuật cấy ghép về sau này. Cô mới chỉ 49 tuổi. Bệnh viện Đại học Amiens ở phía Bắc nước Pháp đã xác định cô Dinoire qua đời sau một thời gian dài bị ốm và hiện chưa rõ là bệnh tình có liên quan đến cấy ghép hay không. Sau khi bị chó cắn đến biến dạng khuôn mặt vào năm 2005, cô Dinoire được phẫu thuật để tạo hình lại mũi, cằm và môi trong ca phẫu thuật kéo dài 15 tiếng do bác sĩ Bernard Devauchelle và Jean-Michel Dubernard tại bệnh viện Amien tiến hành. Khi xuất hiện trước mọi người sau đó 4 tháng, giọng cô ngượng ngập và vết sẹo phẫu thuật vẫn còn nhìn rõ trên mặt. Nhưng ca phẫu thuật cấy ghép đã mang lại cho cô một cuộc sống mới. Một năm sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết càng ngày khuôn mặt cô không còn tê cứng mà đã trở nên nhạy cảm hơn và có thể thực hiện một số cử động như mở miệng ăn. Cô đã từng nói rằng “một cánh cửa tới tương lai đã được mở ra”. Tuy nhiên, các loại thuốc và bệnh nhân cấy ghép phải uống để chống đào thải có rất nhiều tác dụng phụ và còn có thể dẫn đến những bệnh tật khác. Theo thông tin thì cô Dinoire bị mắc hai bệnh ung thư liên quan đến cấy ghép và đã bị mất một phần môi cấy ghép vào năm 2015.Cụ thể sau khi cấy ghép, hệ miễn dịch của bệnh nhân này đã hai lần gần như đào thảo bộ phận cấy ghép. Bác sĩ đã đưa ra một giải pháp là tăng liều thuốc kháng chống miễn nhiễm – một loại thuốc mà cô sẽ phải uống cả đời. Ngoài ra cô còn gặp phải rất nhiều vấn đề về tâm lý. Ba năm sau ca phẫu thuât, cô cho biết mình thật sự không chắc chắn về khuôn mặt đang mang, nó không hẳn là của cô cũng không hẳn là của người kia. Thậm chí cô còn cho rằng đây là phương pháp phẫu thuật kỳ dị.Chính bác sĩ Meningaud, một trong hai bác sĩ phẫu thuật chính lúc đó và nhiều ca phẫu thuật sau này cũng đã thừa nhận về trước mắt và trung hạn thì ca phẫu thuật thực sự có tác dụng nhưng về lâu dài thì không được như mong muốn. Ông cho biết bệnh nhân gặp nhiều vấn đề với thuốc chống đào thải hơn bác sĩ dự đoán lúc ban đầu và còn cần phải theo dõi về sau. “Đó là cái giá khá cao mà bệnh nhân phải trả, và đã đến lúc nên tạm dừng lại”.
Isabelle Dinoire, một phụ nữ Pháp và cũng là người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép mặt đã qua đời 11 năm sau ca phẫu thuật tiền đề cho rất nhiều ca phẫu thuật cấy ghép về sau này. Cô mới chỉ 49 tuổi.
Bệnh viện Đại học Amiens ở phía Bắc nước Pháp đã xác định cô Dinoire qua đời sau một thời gian dài bị ốm và hiện chưa rõ là bệnh tình có liên quan đến cấy ghép hay không.
Sau khi bị chó cắn đến biến dạng khuôn mặt vào năm 2005, cô Dinoire được phẫu thuật để tạo hình lại mũi, cằm và môi trong ca phẫu thuật kéo dài 15 tiếng do bác sĩ Bernard Devauchelle và Jean-Michel Dubernard tại bệnh viện Amien tiến hành. Khi xuất hiện trước mọi người sau đó 4 tháng, giọng cô ngượng ngập và vết sẹo phẫu thuật vẫn còn nhìn rõ trên mặt. Nhưng ca phẫu thuật cấy ghép đã mang lại cho cô một cuộc sống mới.
Một năm sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết càng ngày khuôn mặt cô không còn tê cứng mà đã trở nên nhạy cảm hơn và có thể thực hiện một số cử động như mở miệng ăn. Cô đã từng nói rằng “một cánh cửa tới tương lai đã được mở ra”.
Tuy nhiên, các loại thuốc và bệnh nhân cấy ghép phải uống để chống đào thải có rất nhiều tác dụng phụ và còn có thể dẫn đến những bệnh tật khác. Theo thông tin thì cô Dinoire bị mắc hai bệnh ung thư liên quan đến cấy ghép và đã bị mất một phần môi cấy ghép vào năm 2015.
Cụ thể sau khi cấy ghép, hệ miễn dịch của bệnh nhân này đã hai lần gần như đào thảo bộ phận cấy ghép. Bác sĩ đã đưa ra một giải pháp là tăng liều thuốc kháng chống miễn nhiễm – một loại thuốc mà cô sẽ phải uống cả đời. Ngoài ra cô còn gặp phải rất nhiều vấn đề về tâm lý.
Ba năm sau ca phẫu thuât, cô cho biết mình thật sự không chắc chắn về khuôn mặt đang mang, nó không hẳn là của cô cũng không hẳn là của người kia. Thậm chí cô còn cho rằng đây là phương pháp phẫu thuật kỳ dị.
Chính bác sĩ Meningaud, một trong hai bác sĩ phẫu thuật chính lúc đó và nhiều ca phẫu thuật sau này cũng đã thừa nhận về trước mắt và trung hạn thì ca phẫu thuật thực sự có tác dụng nhưng về lâu dài thì không được như mong muốn. Ông cho biết bệnh nhân gặp nhiều vấn đề với thuốc chống đào thải hơn bác sĩ dự đoán lúc ban đầu và còn cần phải theo dõi về sau. “Đó là cái giá khá cao mà bệnh nhân phải trả, và đã đến lúc nên tạm dừng lại”.