Nếu ai từng là fan của Họa Bì chắc hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh nàng Bội Dung (Triệu Vy) với mái tóc bạc trắng và đôi mắt đỏ máu gục ngã trên tay Vương Sinh (Trần Khôn).
|
Tạo hình của Triệu Vy trong Họa Bì 1. |
Không phải chỉ trên phim, thực chất chuyện tóc bạc trắng chỉ 1 đêm là một căn bệnh có tên hội chứng Marie Antoinette.
Căn bệnh này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1789. Người mắc bệnh là Hoàng hậu Marie Antoinette (Pháp).
Hoàng hậu Marie Antoinette vốn là vợ của vua Louis 16. Bà được mệnh danh là người phụ nữ đẹp nhất châu Âu.
|
Ảnh minh họa. |
Bà nổi tiếng là người phụ nữ xinh đẹp với đôi mắt biết nói, làn da trắng mịn được chăm sóc kĩ lưỡng, cơ thể luôn toát lên mùi hương đặc biệt do nước hoa chính bà tạo nên bằng các hương liệu đắt tiền.
Vẻ đẹp quyến rũ đầy mê hoặc của bà đã làm say đắm nhiều người đàn ông, trong đó có cả hồng y giáo chủ Louis René Edouard de Rohan.
Tuy nhiên, trong thời kỳ rối ren của Cách mạng Pháp, cả vua và hoàng hậu đều bị phế truất và đưa lên đoạn đầu đài.
Vào đêm trước ngày bị hành quyết, mái tóc đen dài mượt mà của bà đã bạc trắng như bà lão 70 tuổi.
Sau đó, hoàng hậu Marie đã cắt một lọn tóc, lồng vào nhẫn và nhờ người hầu trao lại cho công chúa Lamballe với lời nhắn rằng bà đã kiệt quệ vì đau đớn.
Câu chuyện lan truyền khắp thành trì châu Âu, sự thay đổi đột ngột của bà trở thành câu chuyện được mọi người thêu dệt.
Khi còn sống cũng như sau khi chết, Marie Antoinette thường được công luận chú ý và được xem là một nhân vật lịch sử quan trọng, bà là đối tượng của nhiều cuốn sách, điện ảnh, và các phương tiện truyền thông.
Shah Jahan là vị hoàng đế nổi tiếng yêu và tin tưởng vợ Mumtaz hết mực của Ấn Độ. Nhờ sống bằng tình yêu mãnh liệt mà trong 19 năm sống bên nhau, hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah gần như không rời nhau nửa bước. Bà luôn bên cạnh nhà vua trong những lúc khó khăn nhất, kể cả những khi ông đi chinh chiến.
Năm 1630, trong lúc chinh phạt những phần tử ly khai, hoàng hậu Mumtaz Mahal dù sắp đến ngày sinh nở vẫn đi theo chồng.
Tuy nhiên, sau lần hạ sinh công chúa Gauhana Begum, cũng là đứa con chung thứ 14 của họ, Mumtaz Mahal đã kiệt sức và ra đi ở tuổi 39.
Shah Jahan quá đau lòng nên đã ra lệnh rút quân, đưa nàng về cung điện. Hoàng đế đã phải thốt lên trong nỗi đau đớn tột cùng: "Chính tình yêu của ta đã giết chết nàng!".
Theo một số sách sử kể lại rằng, chỉ trong vòng 2 tuần sau khi vợ mất, râu tóc hoàng đế đã bạc trắng. Từ đó đến cuối đời, ông không màng đến một người phụ nữ nào nữa.
Trước khi hoàng hậu Mumtaz Mahal qua đời, bà đã trăn trối với chồng 2 điều: Một là ước nguyện hoàng đế sẽ tặng nàng một món quà tình yêu bất diệt để chứng minh tình cảm vĩnh cửu của hai người; Hai là chăm sóc thật tốt những đứa con và ba là đến mộ nàng mỗi năm một lần vào ngày giỗ.
Từ đó, hoàng đế không màng đến việc triều chính, ông dành toàn bộ phần đời còn lại của mình để xây dựng một ngôi đền mang tên Taj Mahal - một công trình có một không hai cho hoàng hậu Mumtaz và đến hiện tại nó là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới.
Lịch sử đã ghi nhận 84 trường hợp tóc bạc trắng qua đêm, 14 ca được các bác sĩ trực tiếp chứng kiến.
Hội chứng Marie Antoinette hay canities subita là thuật ngữ chỉ hiện tượng tóc bạc trắng chỉ sau một đêm do cú sốc, mất mát lớn hoặc tình huống đe dọa tính mạng.
Đến thế kỷ 19, những câu chuyện về tóc bị bạc trắng qua đêm bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu y khoa.
Tình trạng tóc bạc đột ngột có tên y học là canities subita. Các trường hợp mắc hội chứng canities subita thường được cho là do một rối loạn tự miễn.
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể thay đổi cách phản ứng với các tế bào khỏe mạnh của bản thân và tấn công chúng tình cờ.
Thực tế, các nhà khoa học khẳng định họ chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy tóc có thể đổi sang màu trắng đột ngột sau một đêm. Thậm chí, cú sốc tinh thần hay biến cố nghiêm trọng cũng cần một thời gian mới có thể biến mái tóc thành bạc trắng.
Vì vậy, dù xuất hiện nhiều giả thuyết, hội chứng canities subita hay Marie Antoinette vẫn là bí ẩn đối với giới khoa học và nhân loại.