Theo các chuyên gia của Bộ Y tế căn bệnh lạ - bệnh khô da sắc tố khiến nhiều trẻ em ở Phú Thọ tử vong và tiếp tục xuất hiện ở nhiều trẻ khác không lây lan, hay nhiễm do yếu tố môi trường. Bệnh này mang tính chất di truyền và thường xuất hiện ở thế hệ thứ 4 và thứ 5 của gia đình bệnh nhân. (Hình ảnh một bệnh nhân bị khô da sắc tố được ghi nhận trong y văn thế giới).Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Phòng chỉ đạo chuyên khoa, Viện da liễu Trung ương, cho biết, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh "lạ"này do đột biến hoặc do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này đều là con cái của những gia đình có hôn nhân cận huyết. (Hình ảnh một bệnh nhân bị thoái hóa da mặt do khô da sắc tố ở phương Tây).TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu trung ương cho biết: "Từ năm 2009 tại bệnh viện Da liễu Trung ương cũng đã xuất hiện đơn lẻ những trường hợp bệnh nhân bị khô da sắc tố ở Hòa Bình và một số địa phương khác. (Hình ảnh một bệnh nhân bị khô da sắc tố ở Hòa Bình).Trung bình, mỗi năm có khoảng 3-5 trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện vì mắc căn bệnh trên. Người mắc căn bệnh khô da sắc tố hoàn toàn có thể hạn chế được những tổn thương về da nếu bệnh nhân tuân thủ được những yêu cầu về điều trị và dự phòng bệnh. (Hình ảnh: Một cháu bị khô da sắc tố ở Châu Phi).Bệnh khô da sắc tố biểu hiện chủ yếu ở các vùng da hở như mắt, gáy, cổ, cánh tay... (Hình ảnh cháu bé bị với những vết loét như da rắn trên khuôn mặt do khô da sắc tố ở xã Mường Chiềng,Đà Bắc, Hòa Bình).Những người bị khô da sắc tố rất nhạy cảm với ánh nắng. Khi ra ánh nắng sẽ bị bỏng rát và có những triệu chứng như lở loét, bội nhiễm nặng. (Hình ảnh hai cháu bé bị khô da sắc tố ở Phú Thọ).Dấu hiệu của bệnh xuất hiện rất sớm, thường là sau khi sinh từ 2 đến 5 tháng tuổi. Ban đầu, bệnh xuất hiện những vết xước, mụn nước màu hồng trên vùng đầu, mặt, sáu đó loét rỉ máu, rồi tự liền. (Hình ảnh cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, mùa hè bệnh nặng hơn. Bệnh thường lan từ đầu xuống má, miệng, mũi, cổ vai, lưng, quanh hốc mắt, gây ngứa ngáy, đau đớn cho người mắc bệnh...Việc điều trị bệnh khô da sắc tố là cực kỳ khó khăn.Do xuất phát từ yếu tố đột biến gen và di truyền nên rất khó, chỉ có thể xử lý chống nhiễm trùng và nâng cao thể trạng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Đây là bệnh không thể điều trị khỏi được. (Chuyên gia Y tế đang thăm khám cho cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).Những người mắc bệnh này có tỷ lệ bị ung thư da và nguy cơ mù mắt rất cao. (Chuyên gia Y tế kiểm tra những vết tổn thương do khô da sắc tố của cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).Ngoài ra, tâm sinh lý, trí tuệ của bệnh nhân khô da sắc tố cũng kém phát triển. (Hình ảnh: Bác sĩ tiến hành khử trùng những vết loét trên da một bệnh nhi nhiễm bệnh).Với những trẻ bị khô da sắc tố việc phòng bệnh và điều trị bệnh cần tiến hành suốt đời. Trẻ cần được tránh tác động của ánh nắng bằng cách mặc quần áo dài, đi tất, đeo kính chống tia tử ngoại, đội mũ rộng vành, để kiểu tóc dài, sử dụng kem chống nắng với độ SPF cao và thường xuyên. Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nhạy cảm ánh sáng như thuốc lá, thuốc điều trị các bệnh lý khác.
Theo các chuyên gia của Bộ Y tế căn bệnh lạ - bệnh khô da sắc tố khiến nhiều trẻ em ở Phú Thọ tử vong và tiếp tục xuất hiện ở nhiều trẻ khác không lây lan, hay nhiễm do yếu tố môi trường. Bệnh này mang tính chất di truyền và thường xuất hiện ở thế hệ thứ 4 và thứ 5 của gia đình bệnh nhân. (Hình ảnh một bệnh nhân bị khô da sắc tố được ghi nhận trong y văn thế giới).
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Phòng chỉ đạo chuyên khoa, Viện da liễu Trung ương, cho biết, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh "lạ"này do đột biến hoặc do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này đều là con cái của những gia đình có hôn nhân cận huyết. (Hình ảnh một bệnh nhân bị thoái hóa da mặt do khô da sắc tố ở phương Tây).
TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu trung ương cho biết: "Từ năm 2009 tại bệnh viện Da liễu Trung ương cũng đã xuất hiện đơn lẻ những trường hợp bệnh nhân bị khô da sắc tố ở Hòa Bình và một số địa phương khác. (Hình ảnh một bệnh nhân bị khô da sắc tố ở Hòa Bình).
Trung bình, mỗi năm có khoảng 3-5 trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện vì mắc căn bệnh trên. Người mắc căn bệnh khô da sắc tố hoàn toàn có thể hạn chế được những tổn thương về da nếu bệnh nhân tuân thủ được những yêu cầu về điều trị và dự phòng bệnh. (Hình ảnh: Một cháu bị khô da sắc tố ở Châu Phi).
Bệnh khô da sắc tố biểu hiện chủ yếu ở các vùng da hở như mắt, gáy, cổ, cánh tay... (Hình ảnh cháu bé bị với những vết loét như da rắn trên khuôn mặt do khô da sắc tố ở xã Mường Chiềng,Đà Bắc, Hòa Bình).
Những người bị khô da sắc tố rất nhạy cảm với ánh nắng. Khi ra ánh nắng sẽ bị bỏng rát và có những triệu chứng như lở loét, bội nhiễm nặng. (Hình ảnh hai cháu bé bị khô da sắc tố ở Phú Thọ).
Dấu hiệu của bệnh xuất hiện rất sớm, thường là sau khi sinh từ 2 đến 5 tháng tuổi. Ban đầu, bệnh xuất hiện những vết xước, mụn nước màu hồng trên vùng đầu, mặt, sáu đó loét rỉ máu, rồi tự liền. (Hình ảnh cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).
Bệnh tái đi tái lại nhiều lần, mùa hè bệnh nặng hơn. Bệnh thường lan từ đầu xuống má, miệng, mũi, cổ vai, lưng, quanh hốc mắt, gây ngứa ngáy, đau đớn cho người mắc bệnh...
Việc điều trị bệnh khô da sắc tố là cực kỳ khó khăn.
Do xuất phát từ yếu tố đột biến gen và di truyền nên rất khó, chỉ có thể xử lý chống nhiễm trùng và nâng cao thể trạng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Đây là bệnh không thể điều trị khỏi được. (Chuyên gia Y tế đang thăm khám cho cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).
Những người mắc bệnh này có tỷ lệ bị ung thư da và nguy cơ mù mắt rất cao. (Chuyên gia Y tế kiểm tra những vết tổn thương do khô da sắc tố của cháu bé nhiễm bệnh ở Phú Thọ).
Ngoài ra, tâm sinh lý, trí tuệ của bệnh nhân khô da sắc tố cũng kém phát triển. (Hình ảnh: Bác sĩ tiến hành khử trùng những vết loét trên da một bệnh nhi nhiễm bệnh).
Với những trẻ bị khô da sắc tố việc phòng bệnh và điều trị bệnh cần tiến hành suốt đời. Trẻ cần được tránh tác động của ánh nắng bằng cách mặc quần áo dài, đi tất, đeo kính chống tia tử ngoại, đội mũ rộng vành, để kiểu tóc dài, sử dụng kem chống nắng với độ SPF cao và thường xuyên. Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nhạy cảm ánh sáng như thuốc lá, thuốc điều trị các bệnh lý khác.