Bé 7 tuổi ngất vì loại kẹo trẻ ưa thích: Bác sĩ nhắc nhở

Google News

Những tai nạn do ăn uống ở trẻ nhỏ không phải là hiếm. Cha mẹ khi cho con ăn những thực phẩm này cần hết sức lưu ý.

Mới đây, một bé gái 7 tuổi ở Hồng Kông đã phải nhập viện vì ngất xỉu. Lúc đó, bé gái vừa ăn kẹo dẻo và vừa nói chuyện với bạn trong giờ ra chơi.

Vì rất thích ăn kẹo dẻo nên bé gái này thường mang theo tới lớp. Vào giờ giải lao như thường lệ, bé gái bỏ kẹo dẻo ra ăn cùng bạn bè. Nhưng khi đang cười nói vui vẻ thì cô bé đột nhiên nhíu mày khó chịu rồi ngã ra đất, sùi bọt mép và bất tỉnh.

Khi được đưa tới bệnh viện Queen Mary, cô bé ở trong tình trạng hôn mê, khó thở, rối loạn nhịp tim và sùi bọt mép. Nguyên nhân sau đó được cho là bị hóc kẹo dẻo. Rất may, bệnh nhi đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Theo các bác sĩ, những thực phẩm này dễ dàng gây hóc cho trẻ và nếu không cứu chữ kịp thời có thể tử vong.

Thạch rau câu

Loại dị vật này gây hóc nặng nề nhất cho trẻ. Chúng là vật thể tròn, nhẵn và trơn nên khi rơi xuống thanh quản sẽ gây nghẹt thở cho trẻ nhanh hơn. Do thạch mềm nên cũng dễ dàng biến đổi hình dạng, bít đường thở, làm tử vong nhanh hơn.

Be 7 tuoi ngat vi loai keo tre ua thich: Bac si nhac nho

Xúc xích

Viện Hàm lâm Nhi khoa Mỹ cho biết những thực phẩm có dạng hình ống như xúc xích dễ dàng làm bé nghẹn khi ăn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Xúc xích có hình dáng tròn, thịt trơn mềm nên dễ khiến trẻ bị hóc ở cuống họng. Khi cho trẻ ăn xúc xích cha mẹ nên chẻ đôi hoặc cắt thành từng miếng nhỏ.

Kẹo

Kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo cao su đều có nguy cơ cao gây hóc cho trẻ. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những trường hợp cấp cứu do nghẹn kẹo ở trẻ em chiếm tới 19%. Tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn kẹo khi có mặt người lớn.

Hạt chân trâu

Sử dụng hạt chân trâu không đúng cách có thể gây hóc chết người. Chẳng hạn như dùng ống hút hút hạt chân trâu vào miệng thật mạnh. Với đường kính khá lớn của hạt chân trâu, cổ họng, yết hầu và khí quản của trẻ khó có đủ độ rộng để những hạt này trôi xuống dễ dàng, do vậy trẻ dễ bị hóc và gặp nguy hiểm.

Bánh quy

Mặc dù bánh quy mềm và có thể tan chảy trong miệng trẻ nhưng nó cũng khiến trẻ dễ bị nghẹn và sặc. Bạn nên cho trẻ nếm từng chút một, bẻ thành từng miếng vụn nhỏ. Khi trẻ ăn bánh quy nên khuyến khích trẻ uống thêm nước để dễ hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ bé của trẻ.

Theo Trần Thu Thủy/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)