Bệnh nhi Tống Duy Khánh (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) được phát hiện vàng da mức độ nặng khi mới 4 ngày tuổi. Bé trai bỏ bú, vàng da đậm toàn thân, vàng mắt, có cơn ngừng thở. Gia đình đã đưa bé cấp cứu tại bệnh viện Bé 4 ngày tuổi hồi phục thần kỳ sau phẫu thuật thay máu Sản nhi Bắc Giang.
Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ xác định, chỉ số bilirubin trong máu quá cao, gan không đào thải kịp có thể gây nhiễm độc thần kinh dẫn tới hôn mê, vì vậy các bác sĩ quyết định thay máu toàn phần cấp cứu cho bệnh nhi kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực.
Quá trình thay máu kéo dài 4 giờ với 240ml hồng cầu và 240ml huyết tương. Trong giai đoạn thay máu, bệnh nhi được thở oxy, nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường tĩnh mạch và ăn qua ống sonde dạ dày.
2 ngày sau khi được các y bác sĩ chăm sóc, bệnh nhi bắt đầu tự thở, tình trạng vàng da giảm. Đến ngày thứ 3, trẻ đã hồng hào trở lại, nhịp tim, phổi ổn định, sau đó tiếp tục chuyển về phòng ghép mẹ để chăm sóc.
|
Bệnh nhi Tống Duy Khánh được khám trước khi xuất viện. (Ảnh: Vietnamnet) |
Trước đó, khoa Sơ sinh, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh cũng tiếp nhận bệnh nhi 7 ngày tuổi, ở Quảng Ninh bị vàng da nhân não tiên lượng nặng do gia đình chủ quan.
Gia đình cho biết, trẻ được sinh bằng phương pháp sinh thường, đủ tháng. Ba ngày sau sinh, gia đình thấy da của trẻ hơi vàng nhưng do tâm lý chủ quan nên cha mẹ không cho con tắm nắng hay thăm khám kịp thời. Đến ngày thứ 7, trẻ có biểu hiện vàng da đậm, quấy khóc nhiều, bỏ bú, có dấu hiệu xoắn vặn, lúc này cha mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhi phải thay máu.
Theo các chuyên gia y tế, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi màu da con dưới ánh sáng tự nhiên, không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ khó phát hiện.
Kế đó quan sát từ trên xuống dưới theo thứ tự trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Đầu tiên dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên lớp da trán để mạch máu giãn ra, giữ vài giây rồi bỏ ra và quan sát.
Nếu trẻ chỉ vàng từ trán đến ngực thì không cần đưa đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu trẻ vàng da đến bụng, đùi, cẳng chân thì bắt buộc phải đưa đến các bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa nhi để kiểm tra.