Do điều kiện kinh tế tăng cao, việc ăn uống của con người cũng đủ đầy hơn. Tuy nhiên, nhiều người vì lý do ăn uống vô tổ chức nên rất dễ sinh bệnh tật. Trong đó có bệnh tiểu đường.
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu và từ chối không chỉ đồ ngọt mà còn cả một số loại thực phẩm sau đây. 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao là:
1. Gạo nếp: Gạo nếp tuy không có nhiều vị ngọt nhưng thực tế lượng đường trong nó lại khá cao. Một khi người bệnh tiểu đường ăn nhiều thì dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
2. Bánh mì: Bữa sáng quen thuộc của nhiều người thường là bánh mì nhưng đây lại không phải loại thực phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do trong nguyên liệu làm bánh mì có chứa đường nên nếu cố tiêu thụ vào sẽ càng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.
Người bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? 1. Gạo lứt: Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
3. Khoai lang: Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
4: Đậu đỗ: Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt... để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.
Do điều kiện kinh tế tăng cao, việc ăn uống của con người cũng đủ đầy hơn. Tuy nhiên, nhiều người vì lý do ăn uống vô tổ chức nên rất dễ sinh bệnh tật. Trong đó có bệnh tiểu đường.
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu và từ chối không chỉ đồ ngọt mà còn cả một số loại thực phẩm sau đây. 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao là:
1. Gạo nếp: Gạo nếp tuy không có nhiều vị ngọt nhưng thực tế lượng đường trong nó lại khá cao. Một khi người bệnh tiểu đường ăn nhiều thì dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
2. Bánh mì: Bữa sáng quen thuộc của nhiều người thường là bánh mì nhưng đây lại không phải loại thực phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do trong nguyên liệu làm bánh mì có chứa đường nên nếu cố tiêu thụ vào sẽ càng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.
Người bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? 1. Gạo lứt: Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
3. Khoai lang: Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
4: Đậu đỗ: Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt... để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.