3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức

Google News

Khi thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bạn không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

3 vị trí ngứa trên cơ thể chính là dấu hiệu đường huyết tăng cao
Ngứa da, ngứa đầu
Người bị bệnh tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Từ những nguyên nhân nay, bệnh nhân bị tiểu đường thường bị nhiễm trùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông... và gây ra hiện tượng ngứa da nghiêm trọng.
3 cho bi ngua canh bao duong huyet tang cao qua muc
Ảnh minh họa. 
Ngứa chân
Ngứa chân là một dấu hiệu điển hình của việc lượng đường trong máu tăng cao. Các chuyên gia nội tiết cho biết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Ngoài ra, các dây thần kinh cũng bị tổn thương trong quá trình bài tiết mồ hôi ở dưới da rối loạn, khiến da bị khô, ngứa, đặc biệt là ở vùng da chân.
Ngoài ra, ngứa ở chân xuất hiện còn có thể là dấu hiệu người bệnh bị nhiễm nấm do tiểu đường, chỗ ngứa thường là kẽ chân, bàn chân... Khi bị ngứa do nấm, bệnh nhân cần được dùng thuốc trị nấm để điều trị.
Ngứa tai
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, tuyến bã nhờn và chất ngờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường nhưng chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên không kịp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai xảy ra thường xuyên và ngày càng nặng, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
3 thực phẩm không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng cao
Xôi
Gạo nếp là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Nếu ăn xôi liên tục trong thời gian dài, lượng đường huyết sẽ tăng cao đột ngột. Do đó, bạn hãy giảm lượng xôi trong khẩu phần ăn, không ăn liên tục để tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Cháo trắng
Cháo trắng là món dễ tiêu, tốt cho dạ dày, đường ruột, đặc biệt là với những người mới ốm dậy. Cháo nấu càng lâu càng mềm, tinh bột bị phân hủy thành đường glucose, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Tuy nhiên, việc này không hề tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người có thói quen cho đường vào cháo trắng lại càng khiến cho lượng đường trong món này cao hơn.
Ăn cháo thường xuyên có thể gây biến động lượng đường trong máu và ảnh hưởng không tốt đến người bị tiểu đường.
Đồ chiên rán
Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, không hề tốt cho sức khỏe, kể cả với người khỏe mạnh lẫn người có bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.
Ăn đồ nhiều dầu mỡ trong thời gian dài không chỉ gây rối loạn nội tiết, gây ra béo phì mà còn làm lượng đường trong máu không ổn định. Người khỏe mạnh ăn nhiều đồ chiên rán cũng đứng trước nguy cơ mắc nhiều bệnh như máu nhiễm mỡ, tim mạch, tiểu đường.
Đồ chiên rán cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy, dẫn tới việc tiết insulin không đủ và khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến.
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, nếu muốn ổn định đường huyết, tốt nhất đừng ăn nhiều đồ chiên rán.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)