Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin, không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Mắc tiểu đường, bệnh nhân có nguy cơ đối diện với những biến chứng như mệt mỏi, khô da, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, buồn nôn, hôn mê do nhiễm toan ceton... (Ảnh minh họa)Hiện chưa có cách nào ngừa tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu cách để ngăn bệnh tiến triển ở những người được chẩn đoán. Để kiểm soát đường huyết, chuyên gia khuyên bệnh nhân chú ý chế độ ăn uống, tránh ăn trái cây có lượng đường cao như những loại dưới đây.Sầu riêng: Sầu riêng là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Ngoài dưỡng chất có lợi như protein, chất béo, kali, mangan, vitamin A, B6, C, nó còn chứa nhiều hợp chất có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.Giá trị dinh dưỡng cao song sầu riêng lại không được khuyến khích dùng nhiều cho người tiểu đường. Nguyên nhân bởi sầu riêng chứa nhiều calo có thể khiến đường huyết tăng vọt.Dưa vàng: Kết quả phân tích định lượng chỉ ra, cứ 100g dưa vàng chứa 21 μg acid folic, 0,734mg nianci, 2020μg beta-carotene, 12mg magiê, 0,21mg sắt, 9mg canxi, 36,7 mg vitamin C, 169 μg vitamin A và 34 kcal.Quỹ Y tế Thế giới cũng liệt kê dưa vàng vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho phổi vì nó chứa nhiều vitamin A. Tuy nhiên, dưa vàng lại có lượng đường cao (15%), ăn vào dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát đường huyết, do vậy bệnh nhân tiểu đường tốt nhất nên hạn chế.Nho: Nho chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng chống lão hóa, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nho là loại trái cây chứa nhiều đường, ăn nhiều dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc không ăn để kiểm soát đường huyết thật tốt.Vải: Vải là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Về mặt dinh dưỡng, 100g cùi vải có chứa khoảng 15 gam đường, 36 mg vitamin C (tương đương lượng vitamin C trong quả cam). Nó cũng rất giàu vitamin B1, B2, B6, niacin, folate và chất khoáng quan trọng như magie, kali, đồng, selen.Vậy nhưng, cùi vải có nhiều đường glucoza, ăn lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến đường glucoza vào máu vượt khả năng chuyển hóa của gan. Đường glucoza tăng đột biến dễ làm tăng đường huyết. Điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.Để ổn định lượng đường trong máu, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chú ý điều chỉnh tâm lý. Liên tục căng thẳng, cảm xúc bất ổn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu dao động bất thường.Thức khuya kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, gây biến động đường huyết, không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên chú ý đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya, ngủ đúng giờ.Kiểm soát cân nặng cũng vô cùng quan trọng. Hàm lượng chất béo trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, gián tiếp dẫn đến rối loạn kiểm soát đường huyết.Người bệnh chú ý uống đủ nước. Uống nước không chỉ cải thiện cảm giác khát mà còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, duy trì sự cân bằng chất lỏng. Đồng thời, bổ sung đủ nước còn giúp giảm độ nhớt máu, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn video: THĐT
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin, không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Mắc tiểu đường, bệnh nhân có nguy cơ đối diện với những biến chứng như mệt mỏi, khô da, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, buồn nôn, hôn mê do nhiễm toan ceton... (Ảnh minh họa)
Hiện chưa có cách nào ngừa tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu cách để ngăn bệnh tiến triển ở những người được chẩn đoán. Để kiểm soát đường huyết, chuyên gia khuyên bệnh nhân chú ý chế độ ăn uống, tránh ăn trái cây có lượng đường cao như những loại dưới đây.
Sầu riêng: Sầu riêng là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Ngoài dưỡng chất có lợi như protein, chất béo, kali, mangan, vitamin A, B6, C, nó còn chứa nhiều hợp chất có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.
Giá trị dinh dưỡng cao song sầu riêng lại không được khuyến khích dùng nhiều cho người tiểu đường. Nguyên nhân bởi sầu riêng chứa nhiều calo có thể khiến đường huyết tăng vọt.
Dưa vàng: Kết quả phân tích định lượng chỉ ra, cứ 100g dưa vàng chứa 21 μg acid folic, 0,734mg nianci, 2020μg beta-carotene, 12mg magiê, 0,21mg sắt, 9mg canxi, 36,7 mg vitamin C, 169 μg vitamin A và 34 kcal.
Quỹ Y tế Thế giới cũng liệt kê dưa vàng vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho phổi vì nó chứa nhiều vitamin A. Tuy nhiên, dưa vàng lại có lượng đường cao (15%), ăn vào dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát đường huyết, do vậy bệnh nhân tiểu đường tốt nhất nên hạn chế.
Nho: Nho chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng chống lão hóa, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nho là loại trái cây chứa nhiều đường, ăn nhiều dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc không ăn để kiểm soát đường huyết thật tốt.
Vải: Vải là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Về mặt dinh dưỡng, 100g cùi vải có chứa khoảng 15 gam đường, 36 mg vitamin C (tương đương lượng vitamin C trong quả cam). Nó cũng rất giàu vitamin B1, B2, B6, niacin, folate và chất khoáng quan trọng như magie, kali, đồng, selen.
Vậy nhưng, cùi vải có nhiều đường glucoza, ăn lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến đường glucoza vào máu vượt khả năng chuyển hóa của gan. Đường glucoza tăng đột biến dễ làm tăng đường huyết. Điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.
Để ổn định lượng đường trong máu, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chú ý điều chỉnh tâm lý. Liên tục căng thẳng, cảm xúc bất ổn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu dao động bất thường.
Thức khuya kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, gây biến động đường huyết, không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên chú ý đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya, ngủ đúng giờ.
Kiểm soát cân nặng cũng vô cùng quan trọng. Hàm lượng chất béo trong cơ thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, gián tiếp dẫn đến rối loạn kiểm soát đường huyết.
Người bệnh chú ý uống đủ nước. Uống nước không chỉ cải thiện cảm giác khát mà còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, duy trì sự cân bằng chất lỏng. Đồng thời, bổ sung đủ nước còn giúp giảm độ nhớt máu, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. Nguồn video: THĐT