Đầu tháng hai, những cành mận đua nhau khoe hoa, những bông mận nhỏ phủ kín cành cây khẳng khiu giống như chiếc khăn choàng tuyệt đẹp. Nếu các bạn trẻ thấy được vẻ đẹp của hoa mận thì những bậc cao niên lại thấy được giá trị y dược của hoa mận làm thuốc quý. Ảnh: Apttravel.Hoa mận từ lâu đã được Đông y sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiễm trùng phổi, viêm họng, phù thũng, đau răng... Ngoài ra, các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc. Ảnh: Dulichmocchau.Dưỡng da, trị nám, tàn nhang. Dùng hoa mận, hoa lê, hoa sen trắng, hoa sen đỏ mỗi thứ 18g; hoa đào, hoa đu đủ, đinh hương, trầm hương, mộc hương, hoạt thạch, mỗi thứ 9g; bột trân châu 6g; bột đậu nành 35g. Tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Hằng ngày lấy một ít bột thuốc hòa vào nước để rửa mặt. Ảnh: Dieutridalieu.Hoặc có thể nát hoa mận trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang. Ảnh: Dulichvietnam.Chữa nhiễm trùng phổi. Dùng một nhúm hoa mận tươi (lượng tùy ý) và đun cùng nước nóng. Sau đó dùng một chiếc chăn trùm kín người cùng nồi nước hoa mận để xông. Đây là cách chữa bệnh nhiễm trùng phổi khá đơn giản nhưng hiệu quả. Ảnh: Thuoctot.Thuốc giảm sốt tự nhiên. Ngửi mùi hương từ hoa mận được xem là một trong những bí quyết trị sốt từ dân gian. Hương thơm dịu nhẹ từ loại hoa này có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt còn tốt hơn cả thuốc tây. Ảnh: Viemphequan.Không chỉ hoa mà lá, thân, quả, rễ cây mận đều có tác dụng y dược. Rễ mận chữa đau răng. Dùng rễ mận 30g, sắc đặc với 100ml nước, ngậm 5-7 phút vào buổi sáng, chiều, tối trước khi đi ngủ. Ngậm 3-5 ngày. Ảnh: Qtv.Lá mận chữa đau nhức gân xương. Lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm với rượu 10-15 ngày. Dùng rượu này xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần. Xoa bóp từ 7-10 ngày. Ảnh: Nhakhoaparis.Quả mận chữa phù thũng, lợi tiểu. Dùng nhân hạt quả mận chín sắc dưới dạng thuốc, mỗi ngày dùng 12 g. Lưu ý bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai. Ảnh: Tapchidongy. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Đầu tháng hai, những cành mận đua nhau khoe hoa, những bông mận nhỏ phủ kín cành cây khẳng khiu giống như chiếc khăn choàng tuyệt đẹp. Nếu các bạn trẻ thấy được vẻ đẹp của hoa mận thì những bậc cao niên lại thấy được giá trị y dược của hoa mận làm thuốc quý. Ảnh: Apttravel.
Hoa mận từ lâu đã được Đông y sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiễm trùng phổi, viêm họng, phù thũng, đau răng... Ngoài ra, các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc. Ảnh: Dulichmocchau.
Dưỡng da, trị nám, tàn nhang. Dùng hoa mận, hoa lê, hoa sen trắng, hoa sen đỏ mỗi thứ 18g; hoa đào, hoa đu đủ, đinh hương, trầm hương, mộc hương, hoạt thạch, mỗi thứ 9g; bột trân châu 6g; bột đậu nành 35g. Tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Hằng ngày lấy một ít bột thuốc hòa vào nước để rửa mặt. Ảnh: Dieutridalieu.
Hoặc có thể nát hoa mận trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang. Ảnh: Dulichvietnam.
Chữa nhiễm trùng phổi. Dùng một nhúm hoa mận tươi (lượng tùy ý) và đun cùng nước nóng. Sau đó dùng một chiếc chăn trùm kín người cùng nồi nước hoa mận để xông. Đây là cách chữa bệnh nhiễm trùng phổi khá đơn giản nhưng hiệu quả. Ảnh: Thuoctot.
Thuốc giảm sốt tự nhiên. Ngửi mùi hương từ hoa mận được xem là một trong những bí quyết trị sốt từ dân gian. Hương thơm dịu nhẹ từ loại hoa này có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt còn tốt hơn cả thuốc tây. Ảnh: Viemphequan.
Không chỉ hoa mà lá, thân, quả, rễ cây mận đều có tác dụng y dược. Rễ mận chữa đau răng. Dùng rễ mận 30g, sắc đặc với 100ml nước, ngậm 5-7 phút vào buổi sáng, chiều, tối trước khi đi ngủ. Ngậm 3-5 ngày. Ảnh: Qtv.
Lá mận chữa đau nhức gân xương. Lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm với rượu 10-15 ngày. Dùng rượu này xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần. Xoa bóp từ 7-10 ngày. Ảnh: Nhakhoaparis.
Quả mận chữa phù thũng, lợi tiểu. Dùng nhân hạt quả mận chín sắc dưới dạng thuốc, mỗi ngày dùng 12 g. Lưu ý bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai. Ảnh: Tapchidongy. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).