Vải là loại quả khá quen thuộc với các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Quả vải được yêu thích bởi trong vải có nhiều nước, ăn vào có vị ngọt mát. Trong vải cũng giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê...
Những tưởng, loại hoa quả này lành tính, có thể ăn thoải mái với số lượng tùy thích, nhưng thực tế, ăn vải quá nhiều hoặc ăn vải không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Ảnh minh họa. |
|
Những sai lầm khi ăn vải ban phải tránh
- Ăn quá nhiều: Vì những tác hại của quả vải được ghi nhận ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên ăn quá nhiều vải trong một thời điểm nhất định, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
- Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gain ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa ăn, bởi lúc này cơ thể đã tích lỹ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn vải không sợ say và không sợ nóng.
- Ăn quả vải khi bị tiểu đường: Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Đồng thời, lượng đường cao trong quả vải sẽ tạo cảm giác no khiến cho người ăn không muốn ăc các loại tinh bột khác. Điều này sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm cho người bị bệnh tiểu đường lẫn người bình thường.
- Ăn vải khi đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt: Theo quan niệm dân gian, quả vải vốn có tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt... cần hạn chế ăn vải.