1. Mật ong
Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, uống một cốc nước mật ong ấm sau khi ngủ dậy rất tốt cho dạ dày. Mật ong sẽ nhẹ nhàng đi vào lá lách và dạ dày, bảo vệ niêm mạc và thúc đẩy sự bài tiết bình thường của axit dịch vị, tăng nhu động đường tiêu hóa. Khi uống mật ong ấm vào buổi sáng, dạ dày sẽ hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng trong mật ong, giảm viêm, ức chế vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
2. Bí ngô
Bí ngô là thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và pectin. Ăn bí ngô thường xuyên là biện pháp tốt để bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Chất pectin trong bí đỏ cũng là một chất hấp phụ mạnh, giúp vi khuẩn Helicobacter pylori và “rác” trong dạ dày nhanh chóng bài tiết ra khỏi cơ thể.
3. Táo
Táo rất giàu vitamin, pectin, chất xơ… vô cùng hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của dạ dày. Kiên trì ăn táo mỗi ngày sẽ giúp điều hòa và tăng cường hoạt động của thành dạ dày. Các khoáng chất khác nhau trong táo cũng có thể bảo vệ niêm mạc nên được rất nhiều bệnh nhân dạ dày ưa chuộng.
4. Cháo kê
Nhiều người lựa chọn cháo kê là bữa ăn sáng bổ dưỡng tại nhà. Đây là loại ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe dạ dày, hàm lượng vitamin của nó cao gấp đôi so với gạo. Sau khi ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ tỳ vị, bồi bổ dạ dày, thích hợp với người có tỳ vị hư yếu. Khi ăn cháo kê, bạn cũng có thể thêm vào đó quả chà là đỏ, khoai mỡ, đậu phộng… bởi đây cũng là những thực phẩm rất tốt cho dạ dày.
5. Đậu phộng
Đậu phộng không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình mà còn được mọi người sử dụng như một món ăn vặt. Nhiều người nói rằng, ăn một vài hạt đậu phộng sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ rất hữu ích cho dạ dày. Thật vậy, loại hạt này giàu phospholipid nên có thể tạo thành lớp màng bảo vệ dạ dày, bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa viêm loét, bôi trơn, thức đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, sau khi ăn đậu phộng không nên uống nước ngay để tránh bị tiêu chảy.