Cơm chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào, giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn và được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn. Nhiều năm qua, tại nhiều nước trên thế giới, gạo là lương thực quan trọng đến mức nói đến ăn là thường nghĩ ngay đến cơm.
Ăn cơm hàng ngày là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Những lợi ích sức khỏe của gạo đến từ các vitamin và khoáng chất mà nó cung cấp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn cơm như thế nào mới tốt nhất cho sức khỏe. Dưới đây là những thói quen cần tránh khi ăn cơm để không hại sức khỏe của bạn và gia đình.
|
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen ăn cơm nhanh không nhai rất hại sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Không ăn cơm quá vội vàng: Dù bạn đang vội đến cỡ nào cũng không nên ăn cơm vội vàng. Cụ thể, khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai. Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Không ăn quá nhiều cơm rang: Mặc dù cơm rang ngon nhưng bạn không nên lạm dụng ăn cơm rang. Bởi, ngoài sử dụng cơm nguội không rõ nguồn gốc, sử dụng cơm nguội lâu ngày hay không khó mà kiểm chứng được, ăn cơm rang tại tiệm nguy cơ xảy ra ngộ độc cao là hoàn toàn có cơ sở. Chưa kể, cơm rang cùng dầu mỡ có thể gây những triệu chứng khó tiêu.
Không chỉ vậy nhiều người hay dùng cơm nguội rang cơm, việc ăn phải cơm nguội để lâu quá nhiều ngày sẽ rất dễ đưa bệnh vào người, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu của chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các biểu hiện điển hình của việc ngộ độc đó là buồn nôn, chóng mặt. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h. Khi cơm có dấu hiệu bất thường thì không nên ăn để đảm bảo sức khoẻ.
Không cố gắng ăn hết thức ăn thừa dù đã no: Khi nấu hoặc gọi quá nhiều món ăn, chúng ta dù đã no nhưng vẫn cố gắng ăn hết vì tiếc của. Tuy nhiên, nếu tiếp tục ăn thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ vượt xa mức tiêu chuẩn, từ đó gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Trong khi đó, người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có thể hình và cân nặng trung bình. Đáng chú ý, béo phì khiến bạn dễ bị tăng huyết áp và cholesterol cao. Cả hai tình trạng này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ...
Không ăn cơm theo tâm trạng: Có những người khi cảm thấy buồn chán, tồi tệ, thường không kiểm soát được cơn thèm ăn, và ăn mất kiểm soát. Tuy nhiên cảm giác đói này không thể được giải tỏa bằng cách ăn uống, và ngay cả khi đã no thì bạn vẫn có thể muốn ăn thêm. Để rồi ăn xong, cảm giác tội lỗi, hối hận trào dâng, khiến tâm trạng bạn càng thêm tồi tệ, từ đó rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Nếu thường xuyên ăn uống theo tâm trạng mà không kiểm soát, bạn sẽ ngày càng béo lên, đồng thời có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ và các rủi ro sức khỏe khác.
Không ăn cơm chan cùng với canh quá nhiều: Nhiều người có thói quen ăn cơm chan cùng với canh, bát cơm luôn có hỗn hợp cơm và nước. Thói quen này tưởng tốt vì ăn rất đưa cơm, dễ nuốt, nhưng nó lại không hề tốt cho sức khỏe. Bởi trong canh rau củ thường chứa nhiều muối và calo. Chan canh vào cơm tạo cảm giác dễ ăn, có thể khiến bạn vô thức ăn thêm một vài bát cơm. Nếu thói quen này nếu duy trì trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu và các bệnh về dạ dày. Đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa kém, nó còn dễ gây ra tình trạng thừa axit dạ dày, đầy bụng, khó tiêu và nhiều hệ lụy về sức khỏe khác.