Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra tình trạng đau dầu, chóng mặt và nhiều bệnh lý khác. Phụ nữ dễ gặp tình trạng thiếu máu cao hơn do một số đặc trưng về giới tính như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở... Vì vậy, phụ nữ luôn cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt để bồi bồ máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Đậu lăng
Theo Healthline, một chén đậu lăng (1 cup) có nhiều sắt hơn cả một miếng thịt bò nặng 224 gram. Đậu lăng còn cung cấp cả chất xơ, kali, protein.
ngoài ra, thành phần tinh bột và chất xơ lành mạnh trong đậu lăng còn giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, duy trì sức khỏe đường ruột, ổn định lợi khuẩn, củng cố hệ miễn dịch.
Tiết lợn
Tiết lợn là món ăn bình dân nhưng có giá trị dinh dưỡng cực cao. 100 gram tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên, giúp phòng ngừa các bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ.
Khoai tây
Một củ khoai tây chưa gọt vỏ (khoảng 295 gram) có thể cung cấp 3,2 mg gam sắt. Lượng sắt trong khoai tây tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, một củ khoai tây nướng cỡ to có thể cung cấp lượng sắt nhiều gấp 3 lần so với 84 gram thịt gà.
Ngoài ra, một phần khoai tây có thể cung cấp 46% nhu cầu vitamin C, B6, kali hàng ngày của cơ thể.
Rau chân vịt
Loại rau này chứa nhiều dinh dưỡng nhưng rất ít calo. Trung bình 3 chén rau chân vịt có chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn lượng sắt có trong một miếng thịt bò 226 gram. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, tăng sức đề kháng, ngừa lão hóa.
Chất chống oxy hóa carotenoid trong rau chân vịt giúp giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh về mắt, ngăn chặn sự hình thành của tế bào K.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có hàm lượng sắt rất lớn. Trung bình 100 gram hạt bí ngô có thể cung cấp 8,8mg sắt (tương đương với 49% nhu cầu về sắt của một người trong một ngày). Ngoài ra, hạt bí còn chứa nhiều vitamin K, kẽm, mangan.
Thường xuyên tiêu thụ hạt bí ngô còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện giấc ngủ, chống viêm...
Mộc nhĩ
Theo Sohu, mộc nhĩ là thực phẩm dân dã cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể. Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ lượng sắt dồi dào mà mộc nhĩ được xếp vào nhóm thực phẩm dưỡng huyết, ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa nhiều protein, chất béo, vitamin... cần thiết cho cơ thể.
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin K, vitamin A, C, magie, protein, canxi, crom, carbohydrate... cần thiết cho cơ thể. Bông cải xanh cũng chứa nhiều sắt. Một bát bông cải xanh nấu chín có thể cung cấp 1mg sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho quá trình sản xuất collagen, giúp da chắc khỏe, mịn màng, ngăn ngừa lão hóa.
Củ dền
Củ dền chứa hàm lượng sắt rất cao (100 gram củ dần có thể cung cấp 5mg sắt). Nó giúp tái tạo ra nhiều tế bào máu, bổ sung lượng máu thiếu hụt trong cơ thể.
Củ dền có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu canh cùng các loại rau củ, xương, thịt hoặc ép thành nước uống hoặc xay sinh tố.
Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi... chứa rất nhiều vitamin C. Đây là loại vitamin quan trọng trong quá trình hấp thụ sắt. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.
Vitamin C cũng có tác dụng rất lớn trong việc củng cố hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tăng cường collagen cho cơ thể.