Son môi bằng bọ: Xem phim cổ trang chúng ta thường thấy phụ nữ xưa hay tô điểm môi bằng cách ngậm nhẹ một miếng giấy đỏ. Đó là mảnh giấy thấm hợp chất màu đỏ được chiết xuất từ bọ cánh cứng, hoa trái có màu đỏ... vào miếng giấy và khi ngậm sắc đỏ sẽ lan từ miếng giấy sang môi, làm đôi môi ửng hồng. Ngoài ra, người xưa còn biết dùng sáp ong trộn với ít hương liệu để làm sáp dưỡng môi chống nứt nẻ mỗi khi đông về.Bó chân ở Trung Quốc: Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một quy tắc làm đẹp truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến (từ khoảng thế kỉ X-XX). Bởi theo quan niệm của người xưa, đôi chân bó nhỏ nhắn là biểu hiện của sự cao quý với những cái tên mỹ miều như "gót hoa" hay "gót huệ". Để có được đôi "gót sen" hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.Giầy Poulaine (Ba Lan): Ở thời trung cổ, những người tạo mốt Châu Âu không bận tâm gì đến gót cao mà bị ám ảnh bởi kiểu giầy hẹp có mũi dài và nhọn một cách bất thường được làm bằng da. Để giữ được hình dáng, người ta nhồi rêu khô vào mũi giầy. Sau đó mũi giày được uốn cong lên để đi lại cho dễ. Tuy nhiên giầy poulaines này khi đi không thấy thoải mái, người trung cổ chắc đã phải than phiền vì viêm kẽ ngón cái và quẹo ngón.Quần áo "nhồi bông" ở Anh: Phần tay áo của trang phục nhô ra, giống như cơ bắp giúp những người đàn ông ở thế kỷ XVI trông đáng kính hơn. Họ sử dụng mền bông hoặc thậm chí là mùn cưa để tạo hình cho những bộ trang phục này. Hơn nữa, không chỉ phần tay áo mà phần bụng, ngực, bắp chân cũng được "nhồi bông". Phụ nữ làm điều này để phần ngực, vai và hông rộng hơn.Tóc Macaroni: Vào thế kỷ 18, một nhóm người có xu hướng thời trang mang tên "Macaroni" xuất hiện ở Anh. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc được cuộn ngang trên tai, tương đối cao. Thậm chí, để đội được mũ, nhiều người phải dùng đến kiếm để nâng lên. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.Móng tay dài ở Trung Quốc: Móng tay dài đã được phổ biến trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Họ là một biểu tượng của sự giàu có cho thấy rằng chủ sở hữu của họ không phải làm việc. Hình ảnh bức chân dung nổi tiếng của Từ Hi Thái Hậu (triều đại nhà Thanh), nơi bà được mô tả với những móng tay cực kỳ dài được bảo vệ bằng những móng tay trang trí công phu.Mồ hôi đấu sĩ được coi như mỹ phẩm: Ở Rome, Mồ hôi của đấu sĩ được coi là một sản phẩm mỹ phẩm và được bán trong các quầy hàng lưu niệm nằm quanh các đấu trường nơi các trận đấu được tổ chức.Dụng cụ kéo cằm: Vào những năm 1890, giáo sư EJ Mack đã tạo ra một thiết bị đặc biệt giúp loại bỏ một cằm đôi. Tuy nhiên, thiết bị này trông giống như đồ tra tấn.
Son môi bằng bọ: Xem phim cổ trang chúng ta thường thấy phụ nữ xưa hay tô điểm môi bằng cách ngậm nhẹ một miếng giấy đỏ. Đó là mảnh giấy thấm hợp chất màu đỏ được chiết xuất từ bọ cánh cứng, hoa trái có màu đỏ... vào miếng giấy và khi ngậm sắc đỏ sẽ lan từ miếng giấy sang môi, làm đôi môi ửng hồng. Ngoài ra, người xưa còn biết dùng sáp ong trộn với ít hương liệu để làm sáp dưỡng môi chống nứt nẻ mỗi khi đông về.
Bó chân ở Trung Quốc: Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một quy tắc làm đẹp truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến (từ khoảng thế kỉ X-XX). Bởi theo quan niệm của người xưa, đôi chân bó nhỏ nhắn là biểu hiện của sự cao quý với những cái tên mỹ miều như "gót hoa" hay "gót huệ".
Để có được đôi "gót sen" hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Giầy Poulaine (Ba Lan): Ở thời trung cổ, những người tạo mốt Châu Âu không bận tâm gì đến gót cao mà bị ám ảnh bởi kiểu giầy hẹp có mũi dài và nhọn một cách bất thường được làm bằng da. Để giữ được hình dáng, người ta nhồi rêu khô vào mũi giầy. Sau đó mũi giày được uốn cong lên để đi lại cho dễ. Tuy nhiên giầy poulaines này khi đi không thấy thoải mái, người trung cổ chắc đã phải than phiền vì viêm kẽ ngón cái và quẹo ngón.
Quần áo "nhồi bông" ở Anh: Phần tay áo của trang phục nhô ra, giống như cơ bắp giúp những người đàn ông ở thế kỷ XVI trông đáng kính hơn. Họ sử dụng mền bông hoặc thậm chí là mùn cưa để tạo hình cho những bộ trang phục này. Hơn nữa, không chỉ phần tay áo mà phần bụng, ngực, bắp chân cũng được "nhồi bông". Phụ nữ làm điều này để phần ngực, vai và hông rộng hơn.
Tóc Macaroni: Vào thế kỷ 18, một nhóm người có xu hướng thời trang mang tên "Macaroni" xuất hiện ở Anh. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc được cuộn ngang trên tai, tương đối cao. Thậm chí, để đội được mũ, nhiều người phải dùng đến kiếm để nâng lên. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.
Móng tay dài ở Trung Quốc: Móng tay dài đã được phổ biến trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Họ là một biểu tượng của sự giàu có cho thấy rằng chủ sở hữu của họ không phải làm việc. Hình ảnh bức chân dung nổi tiếng của Từ Hi Thái Hậu (triều đại nhà Thanh), nơi bà được mô tả với những móng tay cực kỳ dài được bảo vệ bằng những móng tay trang trí công phu.
Mồ hôi đấu sĩ được coi như mỹ phẩm: Ở Rome, Mồ hôi của đấu sĩ được coi là một sản phẩm mỹ phẩm và được bán trong các quầy hàng lưu niệm nằm quanh các đấu trường nơi các trận đấu được tổ chức.
Dụng cụ kéo cằm: Vào những năm 1890, giáo sư EJ Mack đã tạo ra một thiết bị đặc biệt giúp loại bỏ một cằm đôi. Tuy nhiên, thiết bị này trông giống như đồ tra tấn.