"Ở đâu có sự vui vẻ thì ở đó sẽ có những ký ức”. Câu nói này của học giả Goethe đã nói lên đặc điểm về trí nhớ của những đứa trẻ. Các bậc cha mẹ khôn ngoan thường sẽ không bao giờ dùng mệnh lệnh để ép buộc con phải nhớ điều gì, thay vào đó, họ sẽ sử dụng phương pháp “vừa học, vừa chơi, vừa vui, vừa nhớ”.
Việc giao cho trẻ một “nhiệm vụ” sẽ giúp bộ não hoạt động tốt và trẻ có thể nhớ lâu hơn. Ví dụ, bạn có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện, sau đó nói với trẻ rằng bé có nhiệm vụ kể lại câu chuyện này cho người ở nhà nghe. Khi đi đường, đi cầu thang, bạn cũng có thể cùng trẻ đếm số cây xanh hoặc số bậc cầu thang. Sau đó, hãy nói rằng trẻ phải nhớ vì lần sau bố hoặc mẹ sẽ hỏi lại.
Mục đích của việc làm này chính là tạo ra sự hưng phấn giúp kích thích các dây thần kinh ở vỏ não. Khi có một nhiệm vụ rõ ràng, trẻ sẽ nhớ được lâu hơn.
Luôn luôn giải thích cho con một cách đầy đủ và rõ ràng các vấn đề sẽ giúp trẻ hiểu tường tận. Trẻ em sẽ rất nhanh quên các nếu chúng không được người lớn hưỡng dẫn và lý giải những thắc mắc trong cuộc sống. Bởi vậy, nếu muốn con có trí nhớ tốt, người lớn hãy học cách kiên nhẫn giải thích từng vấn đề cho con mình một cách chậm rãi và rõ ràng nhất có thể. Người lớn hãy giúp trẻ tăng trí nhớ qua việc biểu lộ cảm xúc. Ví dụ, chữ “C” sẽ liên quan đến việc “cười”, chữ “K” liên quan đến việc khóc. Rất đơn giản vậy thôi nhưng bạn sẽ nhận thấy con mình có trí nhớ và tư duy vượt trội.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, việc học có thể được tiến hành bất cứ khi nào với trẻ. Hãy thay đổi suy nghĩ này bởi lẽ các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc dạy trẻ học những kỹ năng trong cuộc sống được tiến hành vào những thời điểm khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau.
Có một thí nghiệm cho thấy rằng, nếu bạn để trẻ đứng trước một hình ảnh động thì khả năng ghi nhớ của thính giác là 60%, của thị giác là 70%. Những nếu cả thính giác và thị giác cùng hỗ trợ nhau thì khả năng ghi nhớ lên tới 86,3%. Bởi vậy, trong cuộc sống, bạn có thể dậy con ghi nhớ những sự kiện bằng cách kiểm tra con theo kiểu hỏi bé đã nghe thấy và nhìn thấy những gì?.
Trí nhớ của trẻ em thường không được lâu nên trẻ có thể sẽ quên nếu một thời gian không được “tập luyện”. Khi làm hoặc nghe, nhìn thấy một sự vật, hiện tượng nhiều lần, não trẻ sẽ ghi nhớ được rõ ràng và đầy đủ nhất. Chính vì vậy mà người lớn có thể giúp trẻ tăng cường trí nhớ bằng việc giúp con làm lại một việc hay nhắc lại điều gì đó thường xuyên.
Hãy dạy trẻ cách ghi nhớ một kỷ niệm đẹp hoặc đơn giản là nói lại những gì bé đã được nghe. Thông qua việc đào tạo trên, trí nhớ của trẻ sẽ tăng lên và bạn sẽ bất ngờ khi con có một bộ nhớ tuyệt vời.
"Ở đâu có sự vui vẻ thì ở đó sẽ có những ký ức”. Câu nói này của học giả Goethe đã nói lên đặc điểm về trí nhớ của những đứa trẻ. Các bậc cha mẹ khôn ngoan thường sẽ không bao giờ dùng mệnh lệnh để ép buộc con phải nhớ điều gì, thay vào đó, họ sẽ sử dụng phương pháp “vừa học, vừa chơi, vừa vui, vừa nhớ”.
Việc giao cho trẻ một “nhiệm vụ” sẽ giúp bộ não hoạt động tốt và trẻ có thể nhớ lâu hơn. Ví dụ, bạn có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện, sau đó nói với trẻ rằng bé có nhiệm vụ kể lại câu chuyện này cho người ở nhà nghe. Khi đi đường, đi cầu thang, bạn cũng có thể cùng trẻ đếm số cây xanh hoặc số bậc cầu thang. Sau đó, hãy nói rằng trẻ phải nhớ vì lần sau bố hoặc mẹ sẽ hỏi lại.
Mục đích của việc làm này chính là tạo ra sự hưng phấn giúp kích thích các dây thần kinh ở vỏ não. Khi có một nhiệm vụ rõ ràng, trẻ sẽ nhớ được lâu hơn.
Luôn luôn giải thích cho con một cách đầy đủ và rõ ràng các vấn đề sẽ giúp trẻ hiểu tường tận. Trẻ em sẽ rất nhanh quên các nếu chúng không được người lớn hưỡng dẫn và lý giải những thắc mắc trong cuộc sống. Bởi vậy, nếu muốn con có trí nhớ tốt, người lớn hãy học cách kiên nhẫn giải thích từng vấn đề cho con mình một cách chậm rãi và rõ ràng nhất có thể.
Người lớn hãy giúp trẻ tăng trí nhớ qua việc biểu lộ cảm xúc. Ví dụ, chữ “C” sẽ liên quan đến việc “cười”, chữ “K” liên quan đến việc khóc. Rất đơn giản vậy thôi nhưng bạn sẽ nhận thấy con mình có trí nhớ và tư duy vượt trội.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng, việc học có thể được tiến hành bất cứ khi nào với trẻ. Hãy thay đổi suy nghĩ này bởi lẽ các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc dạy trẻ học những kỹ năng trong cuộc sống được tiến hành vào những thời điểm khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau.
Có một thí nghiệm cho thấy rằng, nếu bạn để trẻ đứng trước một hình ảnh động thì khả năng ghi nhớ của thính giác là 60%, của thị giác là 70%. Những nếu cả thính giác và thị giác cùng hỗ trợ nhau thì khả năng ghi nhớ lên tới 86,3%. Bởi vậy, trong cuộc sống, bạn có thể dậy con ghi nhớ những sự kiện bằng cách kiểm tra con theo kiểu hỏi bé đã nghe thấy và nhìn thấy những gì?.
Trí nhớ của trẻ em thường không được lâu nên trẻ có thể sẽ quên nếu một thời gian không được “tập luyện”. Khi làm hoặc nghe, nhìn thấy một sự vật, hiện tượng nhiều lần, não trẻ sẽ ghi nhớ được rõ ràng và đầy đủ nhất. Chính vì vậy mà người lớn có thể giúp trẻ tăng cường trí nhớ bằng việc giúp con làm lại một việc hay nhắc lại điều gì đó thường xuyên.
Hãy dạy trẻ cách ghi nhớ một kỷ niệm đẹp hoặc đơn giản là nói lại những gì bé đã được nghe. Thông qua việc đào tạo trên, trí nhớ của trẻ sẽ tăng lên và bạn sẽ bất ngờ khi con có một bộ nhớ tuyệt vời.