Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời. Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài. Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè. Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước. Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi. Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi. Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Cách bảo vệ sức khỏe vào mùa nắng nóng: Tránh ra ngoài khi trời nắng nóng cao độ; Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, sử dụng kem chống nắng; Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; Tránh ăn đồ ăn và thức uống không rõ nguồn gốc; Mặc quần áo thoáng mát; Giữ vệ sinh sạch sẽ./.
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Cách bảo vệ sức khỏe vào mùa nắng nóng: Tránh ra ngoài khi trời nắng nóng cao độ; Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, sử dụng kem chống nắng; Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; Tránh ăn đồ ăn và thức uống không rõ nguồn gốc; Mặc quần áo thoáng mát; Giữ vệ sinh sạch sẽ./.