Đục thủy tinh thể là bệnh lý lão hóa về mắt. Khi thủy tinh thể – cấu tạo như một thấu kính trong suốt – bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ, thậm chí nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn hai mắt người bệnh sẽ bị mù lòa.Tầm nhìn mờ: Khi bị đục thủy tinh thể, bạn có thể nhìn bị mờ cục bộ hoặc giảm thị lực. Đục thủy tinh thể bước đầu có ít ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Mắt mờ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng khi đục thủy tinh thể phát triển, thị lực sẽ giảm dần. Dấu hiệu này rất khó để phân biệt với các bệnh khác như bệnh tăng nhãn áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa khi nhận thấy những thay đổi này.Giảm thị lực màu sắc: Màu sắc có thể trở nên khó nhận biết theo thời gian. Tình trạng này diễn ra chậm nên hầu hết bệnh nhân sẽ không nhận thấy sự thay đổi màu sắc cho đến sau khi phẫu thuật được đục thủy tinh thể được thực hiện.Nhạy cảm với ánh sáng và chói mắt: Bạn có thể nhận thấy rằng ánh sáng ở mức độ thoải mái trước đây lại làm bạn khó chịu và chói mắt. Vì đục thủy tinh thể phân tán nhiều ánh sáng đi vào mắt, các chuyên viên đo thị lực cho rằng triệu chứng này sẽ rất phổ biến.Khó khăn khi lái xe vào ban đêm: Vì đục thủy tinh thể gây khó khăn cho cân bằng độ tương phản giữa bóng tối và đèn sáng từ những chiếc xe ngược chiều đang đi đến, hầu hết những người bị đục thuỷ tinh thể sẽ gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm.Không đọc được chữ nhỏ: Ống kính bên trong mắt được so sánh với ống kính máy ảnh, ánh sáng tập trung vào võng mạc và cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ rõ ràng cả gần và xa. Ống kính này chủ yếu là nước và protein, protein được sắp xếp theo cách cho phép ánh sáng đi qua nó. Vì đục thủy tinh thể làm cho protein kết hợp lại với nhau, nên chữ in nhỏ có thể trở nên khó phân biệt được trong gương phản chiếu của mắt.Nhìn đôi: Nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể có thể khiến bạn nhìn một sự vật thành hai, ba vật thậm chí nhiều hơn nữa. Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn, triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến dấu hiệu này như u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ.Thay kính liên tục: Nếu bạn thường xuyên phải thay đổi độ kính, có thể bạn đang bị đục thủy tinh thể. Bởi lẽ khi đó việc thay kính mới không thể khắc phục được sự suy giảm thị lực. Bạn nên đi khám ngay nếu tình trạng này xảy ra.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý lão hóa về mắt. Khi thủy tinh thể – cấu tạo như một thấu kính trong suốt – bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ, thậm chí nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn hai mắt người bệnh sẽ bị mù lòa.
Tầm nhìn mờ: Khi bị đục thủy tinh thể, bạn có thể nhìn bị mờ cục bộ hoặc giảm thị lực. Đục thủy tinh thể bước đầu có ít ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Mắt mờ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng khi đục thủy tinh thể phát triển, thị lực sẽ giảm dần. Dấu hiệu này rất khó để phân biệt với các bệnh khác như bệnh tăng nhãn áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa khi nhận thấy những thay đổi này.
Giảm thị lực màu sắc: Màu sắc có thể trở nên khó nhận biết theo thời gian. Tình trạng này diễn ra chậm nên hầu hết bệnh nhân sẽ không nhận thấy sự thay đổi màu sắc cho đến sau khi phẫu thuật được đục thủy tinh thể được thực hiện.
Nhạy cảm với ánh sáng và chói mắt: Bạn có thể nhận thấy rằng ánh sáng ở mức độ thoải mái trước đây lại làm bạn khó chịu và chói mắt. Vì đục thủy tinh thể phân tán nhiều ánh sáng đi vào mắt, các chuyên viên đo thị lực cho rằng triệu chứng này sẽ rất phổ biến.
Khó khăn khi lái xe vào ban đêm: Vì đục thủy tinh thể gây khó khăn cho cân bằng độ tương phản giữa bóng tối và đèn sáng từ những chiếc xe ngược chiều đang đi đến, hầu hết những người bị đục thuỷ tinh thể sẽ gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm.
Không đọc được chữ nhỏ: Ống kính bên trong mắt được so sánh với ống kính máy ảnh, ánh sáng tập trung vào võng mạc và cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ rõ ràng cả gần và xa. Ống kính này chủ yếu là nước và protein, protein được sắp xếp theo cách cho phép ánh sáng đi qua nó. Vì đục thủy tinh thể làm cho protein kết hợp lại với nhau, nên chữ in nhỏ có thể trở nên khó phân biệt được trong gương phản chiếu của mắt.
Nhìn đôi: Nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể có thể khiến bạn nhìn một sự vật thành hai, ba vật thậm chí nhiều hơn nữa. Khi đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn, triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến dấu hiệu này như u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ.
Thay kính liên tục: Nếu bạn thường xuyên phải thay đổi độ kính, có thể bạn đang bị đục thủy tinh thể. Bởi lẽ khi đó việc thay kính mới không thể khắc phục được sự suy giảm thị lực. Bạn nên đi khám ngay nếu tình trạng này xảy ra.