1. Dinh dưỡng trong tỏi
Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali... 2. Trị cảm cúm thông thường
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.
Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. 3. Trị mụn trứng cá
Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng. 4. Giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp. 5. Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư. 6. Cải thiện hệ xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh. 7. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.
1. Dinh dưỡng trong tỏi
Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali...
2. Trị cảm cúm thông thường
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.
Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
3. Trị mụn trứng cá
Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
4. Giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
5. Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.
6. Cải thiện hệ xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.
7. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.