Theo y học cổ truyền, bí đỏ (bí ngô) có tác dụng bổ trung, bổ khí, giảm viêm, đau, giải độc, diệt côn trùng. Đây là loại thực phẩm phù hợp với những người thiếu khí, mệt mỏi, hay đau dây thần kinh liên sườn, hen phế quản, giúp bảo vệ gan, an thai, làm đẹp da...
Theo khoa học hiện đại, bí đỏ giàu vitamin như A, B, C. Loại thực phẩm này còn chứa 8 loại axit amin thiết yếu đối với cơ thể con người, giàu chất xơ và các vi chất như kali, phốt pho, canxi, magie, kẽm..
Bí đỏ là món ăn rất tốt nhưng không nên nấu chung hoặc ăn cùng các thực phẩm dưới đây:
Thịt cừu
Bí đỏ và thịt cừu đều là thực phẩm tính nóng. Nếu ăn cùng nhau có thể gây đầy hơi, táo bón... Một số trường hợp có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày, buồn nôn, nôn mửa do ngộ độc.
Tôm
Tôm chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn tôm cùng với bí đỏ có thể sinh ra phản ứng với pectin, khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu dinh dưỡng, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
Cua
Tốt nhất bạn không nên ăn hai cua và bí đỏ trong cùng một bữa. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, nó còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh huyết áp. Các triệu chứng phổ biến thường là chân tay bủn rủn, mệt mỏi, buồn nôn...
Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Bí đỏ chứa men phân hủy vitamin C. Do đó, bạn không nên ăn bí đỏ cùng với các loại rau củ quả giàu vitamin C như cải bó xôi, ca chua, ớt chuông, bắp cải, bông cải...
Enzyme trong bí đỏ sẽ phá hủy vitamin C vì vậy tốt nhất không nên kết hợp các loại thực phẩm này cùng nhau.
Khoai lang
Khoai lang và bí đỏ đều là thực phẩm chứa nhiều đường tự nhiên. Ăn cùng lúc sẽ gây đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu. Duy trì thói quen này lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Giấm và chanh
Giấm và chanh có thành phần axit axetic sẽ phá hủy các dưỡng chất trong bí bỏ, làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có của món ăn.
Một số lưu ý khác khi ăn bí đỏ
Không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên nhân là do bí đỏ chứa nhiều tiền chất của vitamin A. Nếu ăn quá nhiều, chất này không kịp tiêu hóa và sẽ dự trữ dưới gan và da. Nó sẽ khiến bạn bị vàng da.
Không nên ăn bí đỏ đểu lâu vì loại quả này chứa hàm lượng đường cao, tích trữ trong thời gian dài sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí, lên men, biến chất, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, chúng ta nên nấu ngay. Để lâu ở ngoài môi trường sẽ khiến các dưỡng chất trong bí đỏ bị oxy hóa và giảm giá trị dinh dưỡng.