1. Thời gian mang thai. Theo khảo sát tại BV Phụ Sản Trung Ương, có hơn 70% thai phụ ít nhất mắc một loại bệnh phụ khoa, trong đó có rất nhiều trường hợp bị viêm nhiễm vùng kín kết hợp. Nhiễm trùng đường sinh dục trong thời gian mang thai có thể gây sẩy thai, đẻ non hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của em bé sau khi sinh. Do đó các mẹ cần hết sức thận trọng trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai.Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ Hormon Estrogen trong cơ thể dẫn đến tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường, làm thay đổi môi trường âm đạo, hấp dẫn sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng nấm men và viêm. Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ trong thai kì kém, việc bụng to khiến các chị em vệ sinh vùng kín khó khăn hơn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc an thai.2. Sau khi sinh. Theo nghiên cứu, phụ nữ sau khi sinh cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ chưa qua sinh nở là 2,4 lần. Nguyên nhân có thể do tử cung sau sinh thường bị giãn rộng và sản dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển.Hoặc có thể do quan hệ tình dục quá sớm làm cổ tử cung bị tổn thương nặng, gây viêm nhiễm. (Đối với trường hợp sinh thường thì thời gian được quan hệ tình dục là từ 6 -8 tuần. Còn đối với trường hợp mổ sinh thì ít nhất 3 tháng mới được quan hệ. Chưa chú ý vệ sinh cẩn thận, đúng cách cũng gây viêm nhiễm vùng kín.3. Trong thời kỳ “đèn đỏ”. Vệ sinh vùng kín là việc rất quan trọng, tuy nhiêu điều này càng đặc biệt cần thiết hơn khi vào những ngày "đèn đỏ". Bởi trong những "ngày ấy" nguy cơ bị lây nhiễm hay mắc các bệnh phụ khoa của các chị em là rất cao.Máu kinh khi ở bên trong cơ thể thì có thể rất sạch, nhưng khi ra ngoài môi trường bên ngoài thì nó lại là nguồn gây ra nhiều bệnh tật cho “vùng kín”. Trong thời gian này, cổ tử cung đang được “hé mở” nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển thuận lợi hơn khi môi trường âm đạo đang ẩm ướt.4. Trước và sau khi quan hệ. Sau khi giao hợp xong, cả nam và nữ đều cần phải vệ sinh vùng kín để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Mặc dù đã có nhiều lời cảnh bảo về vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều chị em dường như " phớt lờ" những khuyến cáo đó hoặc việc vệ sinh chưa được đúng cách.5. Khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Bạn cũng có thể có nhiều khả năng bị nhiễm nấm âm đạo khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt khi dùng kháng sinh thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh đã ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn gây hại cho cơ thể còn giết chết cả những vi khuẩn có lợi trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển.6. Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh: Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi lớn về sinh lý. Do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, buồng trứng bắt đầu hoạt động yếu dần đi, sau đó sẽ ngừng hẳn khiến cơ thể giảm nội tiết, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic. Vì vậy mà nấm và tạp trùng dễ dàng phát triển rầm rộ, tấn công âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa.
1. Thời gian mang thai. Theo khảo sát tại BV Phụ Sản Trung Ương, có hơn 70% thai phụ ít nhất mắc một loại bệnh phụ khoa, trong đó có rất nhiều trường hợp bị viêm nhiễm vùng kín kết hợp. Nhiễm trùng đường sinh dục trong thời gian mang thai có thể gây sẩy thai, đẻ non hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của em bé sau khi sinh. Do đó các mẹ cần hết sức thận trọng trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai.
Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ Hormon Estrogen trong cơ thể dẫn đến tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường, làm thay đổi môi trường âm đạo, hấp dẫn sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng nấm men và viêm. Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ trong thai kì kém, việc bụng to khiến các chị em vệ sinh vùng kín khó khăn hơn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc an thai.
2. Sau khi sinh. Theo nghiên cứu, phụ nữ sau khi sinh cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ chưa qua sinh nở là 2,4 lần. Nguyên nhân có thể do tử cung sau sinh thường bị giãn rộng và sản dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển.
Hoặc có thể do quan hệ tình dục quá sớm làm cổ tử cung bị tổn thương nặng, gây viêm nhiễm. (Đối với trường hợp sinh thường thì thời gian được quan hệ tình dục là từ 6 -8 tuần. Còn đối với trường hợp mổ sinh thì ít nhất 3 tháng mới được quan hệ. Chưa chú ý vệ sinh cẩn thận, đúng cách cũng gây viêm nhiễm vùng kín.
3. Trong thời kỳ “đèn đỏ”. Vệ sinh vùng kín là việc rất quan trọng, tuy nhiêu điều này càng đặc biệt cần thiết hơn khi vào những ngày "đèn đỏ". Bởi trong những "ngày ấy" nguy cơ bị lây nhiễm hay mắc các bệnh phụ khoa của các chị em là rất cao.
Máu kinh khi ở bên trong cơ thể thì có thể rất sạch, nhưng khi ra ngoài môi trường bên ngoài thì nó lại là nguồn gây ra nhiều bệnh tật cho “vùng kín”. Trong thời gian này, cổ tử cung đang được “hé mở” nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển thuận lợi hơn khi môi trường âm đạo đang ẩm ướt.
4. Trước và sau khi quan hệ. Sau khi giao hợp xong, cả nam và nữ đều cần phải vệ sinh vùng kín để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Mặc dù đã có nhiều lời cảnh bảo về vấn đề này, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều chị em dường như " phớt lờ" những khuyến cáo đó hoặc việc vệ sinh chưa được đúng cách.
5. Khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Bạn cũng có thể có nhiều khả năng bị nhiễm nấm âm đạo khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt khi dùng kháng sinh thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh đã ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn gây hại cho cơ thể còn giết chết cả những vi khuẩn có lợi trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển.
6. Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh: Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi lớn về sinh lý. Do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, buồng trứng bắt đầu hoạt động yếu dần đi, sau đó sẽ ngừng hẳn khiến cơ thể giảm nội tiết, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic. Vì vậy mà nấm và tạp trùng dễ dàng phát triển rầm rộ, tấn công âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa.