1. Phớt lờ và “thả” để người ấy tự động quay về
Có thể bạn nghĩ càng can thiệp sâu, càng ngăn cấm người ấy không được liên lạc gì với cô gái kia thì người ấy sẽ càng muốn “lén lút”. Nhưng thực ra, chính sự dứt khoát của bạn mới có thể cho người ấy biết rằng bạn kiên quyết như thế nào. Hãy chủ động áp dụng những “biện pháp mạnh”, yêu cầu cắt đứt hoàn toàn từ người kia trước khi định nhân nhượng điều gì.
|
Ảnh minh họa. |
2. Im lặng
Đúng là bạn cần bình tĩnh khi phát hiện ra người yêu “bắt cá”, nhưng bình tĩnh đến mức im lặng chịu đựng thì không. Bạn có làm gì sai mà phải tự hỏi mình đã làm gì sai? Lúc đó, kể cả bạn có âm thầm hoàn thiện bản thân (ăn mặc đẹp hơn, cư xử tốt hơn,…) thì cũng chẳng có gì thay đổi cả, mà chỉ khiến cho anh chàng kia thấy mình trở nên “đắt giá”. Đừng im lặng, mà bằng một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết, hãy nói thẳng ra những gì bạn đã biết để nghe xem người kia nghĩ gì để tìm hướng giải quyết.
3. Hẹn gặp kẻ thứ ba
Nguyên nhân chính của việc ngoại tình nằm ở người bạn trai kia, chứ không phải ở người thứ 3, vậy sao bạn phải đặt mình ngang hàng với họ? Điều đó giống như bạn thừa nhận là mình vẫn đang ở trong giai đoạn “cầm cưa” với chàng trai kia nên mới phải giành giật họ như vậy. Hơn nữa, nếu sự tình chưa rõ ràng mà bạn đã tìm đến người con gái kia, có thể vô tình bạn sẽ làm tổn thương họ trong khi thực tế kẻ lăng nhăng mới là người có lỗi.
4. Nghĩ rằng bản thân là người có lỗi
Phản bội là phản bội, dù bạn có thực sự có những khiếm khuyết hoặc gây ra lỗi lầm gì với người ấy, việc người ấy tán tỉnh cô gái khác trong khi đang là bạn trai của bạn vẫn hoàn – toàn – sai. Chúng ta vẫn thường có phản xạ tự trách bản thân khi người kia lăng nhăng, tự hỏi mình đã sai ở đâu? Thực tế là bạn chẳng sai ở đâu để dẫn đến việc đối phương phải lừa dối bạn cả.
5. Tự chịu đựng đau khổ một mình
Gặp trường hợp bị người yêu phản bội, có nhiều người vì không muốn làm to chuyện, hoặc để giữ thể diện cho người kia, nên không thể tâm sự nỗi buồn cùng ai mà cứ âm thầm chịu đựng một mình.
|
Ảnh minh họa. |
Có thể bạn không biết rằng những lúc đau khổ ấy là những lúc tâm trạng bạn rối loạn và hoang mang nhất. Bạn cần một người đáng tin cậy để có thể tâm sự, cho bạn những lời khuyên và cái nhìn khách quan. Cũng chính những lúc như vậy bạn mới biết ai là người thực sự quan tâm đến mình.
6. Quyết định trong khi tức giận hoặc tuyệt vọng
Bạn có thể sẽ tức giận nói lời chia tay hoặc làm những việc thiếu kiểm soát ngay cả khi còn chưa cho người ấy cơ hội giải thích. Đừng như vậy. Một mối quan hệ luôn xuất phát từ hai phía, khi bạn đơn phương quyết định, sẽ chẳng biết liệu việc “lăng nhăng” mà bạn nhìn thấy có phải một sự hiểu lầm hay không. Bạn có thể tức giận, có thể tuyệt vọng và khóc như một đứa trẻ, nhưng đừng quyết định điều gì nếu chưa thực sự bình tĩnh.