Nam giới hay nữ giới đều có thể mắc vô sinh. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm có thể dẫn đến bệnh vô sinh, hiếm muộn.
Không thể vô sinh vì đã có con
Bệnh vô sinh vẫn có thể xảy ra khi đã có con
Từ lâu, mọi người đều biết rằng phụ nữ nên uống axit folic để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, nhưng không phải ai cũng biết axit folic là một chất bổ sung quan trọng cho khả năng sinh sản của nam giới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California phát hiện ra rằng những người đàn ông có số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong tinh trùng cao đều có lượng axit folic thấp. Nam giới cũng nên bổ sung thêm coenzyme Q10 và vitamin E vì chúng có thể tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Hiểu lầm về bệnh lây qua đường tình dục
Nhiều người cho rằng những bệnh lây lan qua đường tình dục không ảnh hưởng tới việc hiếm muộn; tuy nhiên, đối với cả nam và nữ giới, bệnh lây qua đường tình dục (STDs) đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Chúng có thể gây ra sẹo và làm tắc nghẽn các cấu trúc sinh sản của nam giới. Nếu không điều trị STDs, phụ nữ có thể bị viêm vùng chậu, nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
Ăn cá chứa hàm lượng cao thủy ngân
Dễ bị hiếm muộn nếu thường xuyên ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
Hàm lượng cao thủy ngân trong máu có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, thủy ngân trong cơ thể mẹ có thể gây hại cho sự phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. chính vì vậy nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá kình, cá kiếm, cá mập, cá thu hay cá ngừ.
Sử dụng nhiều thực phẩm đóng hộp
BPA hay còn gọi là bisphenol A, là một chất hóa học thường được tìm thấy trong các đồ làm bằng nhựa như chai nước, hộp đựng thức ăn hay thậm chí cả trong lon nhôm. Theo nghiên cứu khoa học, nhiễm độc BPA có thể làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới do làm giảm số lượng trứng và tinh trùng khỏe mạnh. Chính vì vậy, nên hạn chế dùng các loại thực phẩm đóng hộp và nhựa tái chế có chỉ số từ 3-7