Ngoài tiếng ồn, ngủ ngáy ở trẻ em còn là dấu hiệu cảnh báo các bậc phụ huynh về sức khỏe của con em mình. Kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra, chỉ 20% trường hợp trẻ ngủ ngáy được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Còn lại đa số các em đều có vấn đề về sức khỏe.Nếu thờ ơ, không tìm được nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy kéo dài có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về thể chất cũng như tinh thần.Viêm mũi. Nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy có liên quan đến viêm mũi. Lúc này đường mũi trẻ bị viêm, sưng khiến việc thở được thực hiện khó khăn hơn. Nếu thực sự do viêm mũi, trẻ ngủ ngáy thường có thói quen thở bằng miệng, hơi thở có tiếng khò khè.Béo phì. Trẻ thừa cân, mắc chứng béo phì cũng có khả năng gây nên tình trạng ngủ ngáy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra béo phì khiến phần mỡ quanh cổ trẻ tăng mạnh, ảnh hưởng đến việc thở, gây nên tình trạng ngáy. Chính vì vậy, cần sớm có biện pháp giảm cân cho bé nhằm ngăn ngừa tình trạng khó thở dẫn đến thiếu oxy.Rối loạn hô hấp. Đôi khi ngáy còn xuất phát từ tình trạng rối loạn hô hấp. Vì lý do này, trẻ bị dị ứng hoặc mắc chứng hen suyễn, viêm tai, viêm họng dễ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy. Các bậc cha mẹ nên chú ý để phát hiện bệnh sớm, điều trị ngay từ đầu để có kết quả khả quan.Nghẹt mũi. Nghẹt mũi do thay đổi thời tiết, dị ứng, viêm xoang hoặc nhiễm vi rút gây bệnh… cần được điều trị sớm. Không nên kéo dài bởi nghẹt mũi khiến trẻ dễ quấy khóc, khó thở.Viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan gặp khó khăn trong việc thở, ngủ phát ra tiếng ồn. Điều này bắt nguồn từ việc amiđan to lên, bổ sung thêm những hạch hạnh nhân ở họng. Khi cơ ở vòm họng không hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amiđan và hạch hạnh nhân gây nên tình trạng hẹp (cản trở, gây tắc) luồng không khí trong cổ họng.Stress. Hiện chưa có bằng chứng xác thực chỉ ra stress gây nên tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy có liên quan đến căng thẳng trong học tập, các mối quan hệ trong gia đình.
Ngoài tiếng ồn, ngủ ngáy ở trẻ em còn là dấu hiệu cảnh báo các bậc phụ huynh về sức khỏe của con em mình. Kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra, chỉ 20% trường hợp trẻ ngủ ngáy được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Còn lại đa số các em đều có vấn đề về sức khỏe.
Nếu thờ ơ, không tìm được nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy kéo dài có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về thể chất cũng như tinh thần.
Viêm mũi. Nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy có liên quan đến viêm mũi. Lúc này đường mũi trẻ bị viêm, sưng khiến việc thở được thực hiện khó khăn hơn. Nếu thực sự do viêm mũi, trẻ ngủ ngáy thường có thói quen thở bằng miệng, hơi thở có tiếng khò khè.
Béo phì. Trẻ thừa cân, mắc chứng béo phì cũng có khả năng gây nên tình trạng ngủ ngáy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra béo phì khiến phần mỡ quanh cổ trẻ tăng mạnh, ảnh hưởng đến việc thở, gây nên tình trạng ngáy. Chính vì vậy, cần sớm có biện pháp giảm cân cho bé nhằm ngăn ngừa tình trạng khó thở dẫn đến thiếu oxy.
Rối loạn hô hấp. Đôi khi ngáy còn xuất phát từ tình trạng rối loạn hô hấp. Vì lý do này, trẻ bị dị ứng hoặc mắc chứng hen suyễn, viêm tai, viêm họng dễ xuất hiện tình trạng ngủ ngáy. Các bậc cha mẹ nên chú ý để phát hiện bệnh sớm, điều trị ngay từ đầu để có kết quả khả quan.
Nghẹt mũi. Nghẹt mũi do thay đổi thời tiết, dị ứng, viêm xoang hoặc nhiễm vi rút gây bệnh… cần được điều trị sớm. Không nên kéo dài bởi nghẹt mũi khiến trẻ dễ quấy khóc, khó thở.
Viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan gặp khó khăn trong việc thở, ngủ phát ra tiếng ồn. Điều này bắt nguồn từ việc amiđan to lên, bổ sung thêm những hạch hạnh nhân ở họng. Khi cơ ở vòm họng không hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amiđan và hạch hạnh nhân gây nên tình trạng hẹp (cản trở, gây tắc) luồng không khí trong cổ họng.
Stress. Hiện chưa có bằng chứng xác thực chỉ ra stress gây nên tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy có liên quan đến căng thẳng trong học tập, các mối quan hệ trong gia đình.