5 lầm tưởng về cholesterol trong chế độ ăn uống

Google News

Những người thích ăn đồ ngọt và hoa quả dễ bị cholesterol cao? Ăn nhiều yến mạch, nấm mèo và uống nước đậu bắp có làm giảm cholesterol không?

1. Ăn nhiều trứng sẽ khiến cholesterol cao

Trước đây, mọi người tin rằng lượng cholesterol tiêu thụ hằng ngày của mỗi người có thể lên tới 300 mg, và một quả trứng chứa khoảng 250 mg cholesterol. Mặc dù có hàm lượng cholesterol cao, nhưng lecithin trong lòng đỏ trứng có thể giúp chuyển hóa cholesterol trong máu. Ngoài ra, lecithin còn là nguyên liệu quan trọng để cấu tạo nên màng tế bào, vì vậy đừng từ bỏ hoàn toàn việc ăn trứng.

 

Tuy nhiên, cholesterol ngoài có trong trứng thì còn có trong mỡ động vật, do vậy, nếu bạn đã ăn trứng thì cần giảm lượng thịt ăn vào, hoặc cố gắng chọn thịt nạc, thịt trắng và các loại thịt có ít mỡ hơn để ăn.

Nói cách khác, không phải là ăn trứng sẽ gây ra vấn đề cholesterol cao, mà sẽ tùy thuộc vào khẩu phần ăn hằng ngày. Mọi người nên ăn 1 lượng hợp lý để nhận được những lợi ích sức khỏe từ trứng.

2. Đồ ngọt, hoa quả gây tăng cholesterol

Điều này không hoàn toàn đúng. Đường có trong trái cây là fructose, đường fructose được gan chuyển hóa và dễ tổng hợp chất béo, dẫn đến lipid máu cao. Tuy nhiên, có những loại trái cây giàu chất xơ, ít ngọt có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa cholesterol như táo, cà chua. Chúng sẽ không gây nhiều gánh nặng cho cơ thể.

Còn đối với loại thức uống mà giới trẻ cực thích là trà sữa chứa rất nhiều đường và chất béo chuyển hóa. Điều này khiến nhiều người trông gầy nhưng hàm lượng cholesterol vượt quá tiêu chuẩn.

3. Bột yến mạch và mộc nhĩ giúp giảm cholesterol

Cho đến nay, chưa có bằng chứng xác thực nào trong lĩnh vực y tế khẳng định tác dụng của mộc nhĩ, vì vậy, mộc nhĩ không được sử dụng làm nguyên liệu chính để điều trị bệnh liên quan đến cholesterol. Nên nhớ, mộc nhĩ chỉ là một trong những thực phẩm bổ sung cho cơ thể, không nên ăn thường xuyên.

Bột yến mạch chứa chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm cholesterol, tuy nhiên, cần lưu ý một số người thường ăn bột yến mạch có đường. Điều này sẽ gây tác dụng ngược, dẫn đến lượng carbohydrate quá mức, tăng gánh nặng của đường huyết. Ngoài chất xơ, bột yến mạch còn chứa nhiều tinh bột, nếu ăn quá nhiều tinh bột, cơ thể sẽ tự động tích trữ dưới dạng glycogen và chất béo, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thừa mỡ trong cơ thể. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên đổi 1 trong 3 bữa ăn thành bột yến mạch.

Ngoài yến mạch, các loại thực phẩm khác như đậu bắp, nấm hương, cà tím, các loại đậu… đều chứa chất xơ hòa tan trong nước, có lợi cho cơ thể, giảm lượng cholesterol quá mức. Mặc dù các loại thực phẩm trên có tác dụng thải lipid máu nhưng dưới góc độ dinh dưỡng tổng thể thì chế độ ăn uống điều độ vẫn là quan trọng nhất.

4. Uống nước đậu bắp có thể làm giảm cholesterol

Có tin đồn cho rằng có thể rửa sạch 2 trái đậu bắp, ngâm nước sôi qua đêm, hôm sau uống để hạ cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Đậu bắp giàu chất xơ hòa tan, axit folic và vitamin A, C, K, trong đó chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol.

Tuy nhiên, giống như ăn mộc nhĩ và bột yến mạch, tất cả các thành phần trong đậu bắp đều là một loại thực phẩm chức năng. Ăn liên tục như vậy có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, về lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe.

5. Đậu phộng ngâm giấm có thể làm giảm mức cholesterol trong cơ thể

Có nhiều người lan truyền rằng, nên ăn đậu phộng ngâm giấm để làm giảm mức cholesterol. Mỗi lần ăn 10 đến 15 hạt vào buổi sáng và tối. Mặc dù đậu phộng rất giàu vitamin E, có thể làm giảm sự lắng đọng của tiểu cầu trong thành mạch máu, nhưng đậu phộng là thực phẩm từ hạt, giàu chất béo và calo, không thích hợp để ăn quá nhiều.

Theo Thùy Trang/Baogiaothong

>> xem thêm

Bình luận(0)