5 cách rửa rau "rước" bệnh vào người nhưng ai cũng làm

Google News

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không rửa rau đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn. Bạn đừng nghĩ sản phẩm tươi là an toàn, không chứa các mầm bệnh.

Ngâm rau để loại bỏ thuốc trừ sâu

Hiện nay, hầu hết các loại rau đều được người trồng phun thuốc trừ sâu, do đó rau thường chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Nhiều người trước khi rửa rau sẽ lựa chọn cách ngâm rau trong thời gian dài, vì cho rằng làm như vậy mới có thể loại bỏ được thuốc trừ sâu trên rau.

Ảnh minh họa

Sự thật: Hầu hết các loại thuốc trừ sâu có độ hòa tan trong nước kém, do đó, không thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu trong rau bằng cách ngâm nước, hơn nữa ngâm rau trong nước quá lâu, các loại thuốc sẽ lại hấp thụ ngược lại vào rau quả, và biến thành “chất độc”.

Rau cắt xong mới đem đi rửa

Một số người nghĩ rằng cắt rau sau khi rửa sẽ khiến rau bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, mọi người thường cắt rau xong mới đem đi rửa vì cho rằng như vậy rau mới sạch.
Sự thật: Rau sau khi cắt mới đem đi rửa, các chất dinh dưỡng trong rau rất dễ bị hòa tan trong nước. Ngoài ra, trong quá trình rửa, một số dư lượng thuốc trừ sâu có thể dính vào bề mặt cắt ngang của rau, gây ô nhiễm thứ cấp.

Dùng nước muối, nước vo gạo để rửa rau sẽ tốt cho sức khỏe

Nhiều người giải thích rằng, sử dụng nước muối, nước gạo để rửa rau, có thể loại bỏ tốt hơn dư lượng thuốc trừ sâu và trứng của côn trùng ở trên rau.

Sự thật: Nước muối thực sự có thể khiến trứng, côn trùng,... trong rau rơi xuống, nhưng nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập vào rau. Nước vo gạo lại chính là nước cặn sau khi làm sạch gạo, có thể còn tồn tại các chất gây hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm thứ cấp.

Rửa rau bằng baking soda hoặc giấm có thể làm giảm thuốc trừ sâu

Một số người tin rằng các đặc tính axit-bazơ của baking soda và giấm có thể làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn lại nhanh hơn và có tác dụng diệt khuẩn nhất định.

Sự thật: Baking soda có tính kiềm yếu, nó thực sự có thể trung hòa thuốc trừ sâu có tính axit, nhưng phải mất một thời gian dài. Nếu rửa bình thường thì không thể đạt được hiệu quả. Ngoài ra, thuốc trừ sâu không nhất thiết phải có tính axit. Giấm có tính axit, nhưng nó sẽ kéo dài thời gian thoái biến của thuốc trừ sâu, và hương vị giấm cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của các loại rau.

Rửa rau bằng dung dịch rửa rau quả

Nhiều người rất tin tưởng vào dung dịch rửa rau quả vì cho rằng chúng có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu và bụi bẩn trên bề mặt rau.

Sự thật: Không thể có bất kỳ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Nước rửa rau quả không hiệu quả trong việc làm sạch toàn bộ các chất độc hại vì thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất...

Không những vậy, khi chúng ta sử các loại nước rửa hoa quả có chứa hương liệu hóa chất, thì vô hình chung, chúng ta đã dung nạp vào cơ thể 2 loại hóa chất: một loại hóa chất từ nước rửa hoa quả, một loại hóa chất từ các hóa chất bảo vệ thực vật.

Cách rửa rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Rửa rau dưới vòi nước chảy

Lực xả của dòng nước và sức mạnh của bàn tay khi chà có thể giúp chúng ta lấy đi phần lớn bụi bẩn trên bề mặt rau, và không làm hỏng bề mặt của rau, do đó các chất dinh dưỡng không bị mất hoặc không bị ô nhiễm thứ cấp.

Gọt vỏ

Rửa có thể loại bỏ thuốc trừ sâu ở bề mặt, nhưng không có tác dụng đối với một số loại rau củ có phần thấm. Nói chung, phần thấm chủ yếu được phân bố ở lớp biểu bì, do đó cách tốt nhất là gọt vỏ, ví dụ như cà rốt, khoai tây, mướp, bầu bí,… Tốt nhất là gọt vỏ trước khi chế biến.

Nhúng qua nước sôi

Nhúng rau qua nước sôi rồi mới nấu, lượng dinh dưỡng mất đi ít, độ an toàn cao, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy thuốc trừ sâu, loại trừ vi khuẩn hiệu quả. Đặc biệt là các loại rau như súp lơ, bông cải xanh, rất dễ lưu lại thuốc trừ sâu và côn trùng, trụng qua nước sôi là cần thiết.

Theo Lan Anh/ Tiêu dùng

>> xem thêm

Bình luận(0)