Bác sĩ tai mũi họng nổi tiếng Trương Ích Hào, người Trung Quốc, gần đây đưa ra cảnh báo rằng rất nhiều trẻ em ngủ muộn, hơn 23h đêm vẫn chưa đi ngủ, điều này ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển của trẻ.
Có rất nhiều bệnh liên quan đến chứng mất ngủ, ngủ quá ít và đi ngủ quá muộn, chẳng hạn như viêm thanh quản, viêm họng mãn tính, trẻ em chậm lớn, cảm xúc không ổn định, trẻ em không tập trung, dị ứng mũi nghiêm trọng, cảm lạnh và bệnh tật thường xuyên, bệnh cảm lạnh phục hồi chậm.
Theo bác sĩ, có 4 tác hại lớn khi trẻ đi ngủ muộn, cha mẹ cần phải giúp bé thay đổi ngay.
|
Ảnh minh họa. |
Tác hại 1: Không cao
Hormone tăng trưởng được tiết ra với số lượng lớn từ 22h tối đến 2h sáng, vì vậy nếu không chịu ngủ sớm thì hormone sẽ tiết ra ít hơn và tất nhiên là con bạn sẽ không cao thêm được. Nếu không muốn con bị lùn, cha mẹ hãy cố gắng cho con đi ngủ trước 22h tối.
Tác hại 2: Không dễ quên thất bại và nỗi đau
Trong khi ngủ, một số chất thải trao đổi chất của cơ thể sẽ được chuyển hóa, đồng thời, những trải nghiệm và ký ức đau buồn sẽ bị pha loãng. Những giấc mơ trong giấc ngủ liên tục yếu đi và thích nghi với những cảnh tượng khủng khiếp và khó chịu đó. Nếu không ngủ sớm, cực khó đi vào giấc ngủ có chất lượng cao, ký ức khó chịu hằn sâu, ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
Tác hại 3: Không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình
Vỏ não trước trán chủ yếu kiểm soát suy nghĩ hợp lý cũng như ham muốn và xung động của con người. Thanh thiếu niên ưa mạo hiểm, bốc đồng và không kiểm soát được cảm xúc do vỏ não trước trán chưa trưởng thành, cơ chế trưởng thành của vỏ não này chủ yếu diễn ra trong khi ngủ. Hãy để con bạn ngủ sớm, không để bé thức khuya, làm ảnh hưởng để tốc độ trưởng thành và hoàn thiện của vỏ não.
|
Ảnh minh họa. |
Tác hại 4: Đọc kém, hay quên
Ngủ có thể củng cố trí nhớ, có thể nói ngủ chính là nhấn nút lưu trữ trí nhớ, nếu ngủ không ngon thì trí nhớ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Giấc ngủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn ở vùng hải mã. Vì vậy, nếu để con thức khuya học bài, càng khuya thì hiệu quả càng tồi tệ.
Trước đây, nhiều người cho rằng giấc ngủ chỉ là lúc mà "cơ thể nghỉ ngơi", nhưng theo bác sĩ Trương, nếu cắt ngắn giấc ngủ, về cơ bản là làm tổn thương mãn tính đối với cơ thể. Đáng sợ hơn nữa là một số người thức khuya không phải vì công việc hay học tập, mà chỉ để xem phim truyền hình hoặc giải trí.
Bác sĩ nhấn mạnh, nhiều hoạt động, chuyển hóa của cơ thể chỉ được giải quyết khi ngủ chứ không thể hoàn thành khi thức, vì vậy đừng nghĩ đơn giản rằng hy sinh giấc ngủ sẽ được giải trí nhiều hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Khách sạn lạ lùng, khách có thể ngủ cùng lúc ở hai quốc gia