4 đối tượng nên hạn chế ăn gạo lứt để giảm cân

Google News

Gạo lứt có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể, đặc biệt đối với những người muốn giảm cân.

Trước đây, “tình đầu quốc dân” Suze của Hàn Quốc từng chán nản với thân hình mập mạp nhưng nhờ thực đơn ăn kiêng với gạo lứt đã giảm được đáng kể cân nặng. Ông hoàng phim truyền hình Nhật Bản Kimura Takuya cũng luôn yêu cầu có gạo lứt trong bữa ăn của mình. Vậy những lợi ích của gạo lứt là gì, liệu nó có giúp giảm cân, trang Hellodoctor sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

 

Dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ nguyên được lớp cám, mầm và nội nhũ, khác với gạo trắng bị loại bỏ hết những thành phần này.

Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, chứa đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, vitamin E, canxi, kali, protein lipid, chất xơ và vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác mà gạo trắng còn thiếu.

Nó có thể thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ các chất cặn bã trong đường tiêu hóa, giúp đại tiện dễ dàng, ngăn ngừa táo bón, đồng thời chống lại các gốc tự do.

Gạo lứt và gạo trắng có cùng lượng calo nhưng hiệu quả giảm cân khác nhau. Trong 100 gam gạo lứt có 354 calo, trong khi 100 gam gạo trắng có 353 calo. Lượng calo của 2 loại này gần như giống nhau nhưng gạo lứt có tác dụng giảm cân là bởi nó không làm lượng đường trong máu tăng đột ngột sau bữa ăn.

Hơn nữa, chất xơ trong gạo lứt gấp 6 lần gạo trắng, không chỉ dễ tạo cảm giác no mà còn có thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất và đạt được hiệu quả giảm cân.

Vitamin nhóm B sẽ giảm theo mức độ đánh bóng của gạo, điều đó có nghĩa gạo lứt giữ được nhiều vitamin nhóm B so với gạo trắng. Điều này có liên quan tới nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần trong quá trình giảm cân

Khi chọn mua gạo lứt nên quan sát hạt gạo có căng mẩy không, có bị sâu mọt không, kích thước phải đồng đều, có nhãn mác rõ ràng. Về cách nấu, vì gạo lứt giữ được lớp cám nên thời gian nấu lâu hơn gạo trắng. Vì thế nên cho gạo lứt đã vo vào tủ lạnh 5-7 tiếng trước khi nấu, hoặc ngâm gạo trong ấm cách thủy khoảng nửa giờ trước khi nấu, như thế hạt gạo sau khi chín sẽ mềm ngon hơn.

Những lợi ích chính của việc ăn gạo lứt

- Kéo dài cảm giác no

Vì gạo lứt cần nhai kỹ hơn nên sẽ tạo cảm giác no, đạt được mục điểm kiểm soát cân nặng.

- Bảo vệ sức khỏe đường ruột

Gạo lứt giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan và cần nhiều thời gian để tiêu hóa nên rất tốt đối với nhu động ruột, từ đó giúp giảm táo bón, giảm khả năng bị ung thư đại trực tràng.

- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B có thể nâng cao tinh thần, tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, duy trì sức khỏe của tim và thần kinh.

- Giảm cholesterol

Gạo lứt là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giảm cholesterol, mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp cao. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống oxy hoá cực tốt, giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể, kháng viêm, bảo vệ tim mạch.

Những đối tượng nên hạn chế ăn gạo lứt

Gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn, khuyến cáo có 4 đối tượng sau cần hạn chế.

1. Người bị suy thận

Trong gạo lứt chứa nhiều phốt pho nên người bị các vấn đề về thận không nên ăn, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

2. Viêm ruột

Nếu ruột đang trong giai đoạn viêm cấp tính, nếu thường xuyên ăn chế độ nhiều chất xơ như gạo lứt sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Khó tiêu

Gạo lứt rất giàu chất xơ, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa ở người khỏe mạnh nhưng nếu người đang bị vấn đề khó tiêu, người mắc chứng ruột kích thích, tắc ruột, nó có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột.

4. Những người có khả năng nhai kém

Gạo lứt không dễ nhai, cứng hơn so với gạo trắng nên người già và người có khả năng nhai kém không nên ăn. Tuy nhiên, nếu nấu gạo lứt thành cháo thì vấn đề này sẽ được giải quyết.

Theo Thảo Linh/Người đưa tin

>> xem thêm

Bình luận(0)